(Dân trí) - Từ xưa, Nam Định đã được mệnh danh là vùng đất học. Ngày nay, những trang vàng truyền thống ấy đang được người dân Nam Định nối tiếp, phát huy, với 14 năm liên tiếp dẫn đầu toàn quốc về giáo dục.
Hai câu chuyện học kể sau đây cho thấy những yếu tố chính để Nam Định thành đất học.
* Câu chuyện thứ nhất
Sự học ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường) là một minh chứng. Ngôi làng cổ - đất chật người đông - này từ xưa đã nổi tiếng với câu ca “trai học hành, gái canh cửi”. Mỗi khi trong làng có người đỗ đạt, làng thường tổ chức lễ khen thưởng trang trọng. Điều này đã động viên, khích lệ tinh thần học tập của lớp lớp “nho sinh” trong làng. Gia đình nào không có tiền cho con ăn học thì mọi người trong gia đình, dòng tộc và xóm giềng tự dạy cho nhau, người biết dạy cho người chưa biết, người biết nhiều dạy cho người biết ít... Từ đó hình thành một truyền thống học tập mà ít nơi có được.
Nhờ đó từ xưa Hành Thiện đã có nhiều người đỗ đạt, làm quan trong các triều đình và nay làng lại tiếp tục sản sinh cho đất nước nhiều người con ưu tú. Hiện, 80% số hộ trong làng có người đỗ đại học, cao đẳng trở lên, trong đó có 88 giáo sư, phó giáo sư, 60 tiến sĩ, trên 800 cử nhân, nhiều tướng lĩnh quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động...
Có thể nói, nét đặc trưng, truyền thống ở mỗi người dân Nam Định là hiếu học, chăm lo cho sự học. Ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất Nam Định, từ thành thị đến nông thôn, từ ngõ xóm đến khối phố, trong nhà thờ hay nhà chùa đều sôi nổi những hoạt động chăm lo cho sự học. Mỗi gia đình, mỗi dòng họ đều trở thành môi trường giáo dục hiệu quả và lành mạnh.
Nam Định là tỉnh đầu tiên trong toàn quốc thành lập Hội khuyến học. Phong trào khuyến học, khuyến tài ở Nam Định phát triển liên tục, sôi nổi, sâu rộng và đều khắp. Tổ chức Hội khuyến học đã phát triển ở khắc các thôn, làng, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, dòng họ, nhà chùa, xứ đạo... với hơn 5.000 chi hội, thu hút gần 250.000 hội viên, chiếm 13% dân số.
Toàn tỉnh cũng có 172.000 gia đình, chiếm 38% tổng số gia đình trong toàn tỉnh được công nhận là gia đình hiều học; gần 3.000 dòng họ được công nhận đạt tiêu chuẩn dòng họ khuyến khọc... Hoạt động khuyến học đã khơi dậy, hội tụ các tiềm lực để đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập.
* Câu chuyện thứ hai
Cách đây gần 20 năm, khi mà “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đang trở thành “căn bệnh” và chưa được đề cập đến thì ở trường Trung học phổ thông Giao Thuỷ A (huyện Giao Thuỷ) đã thực hiện cuộc vận động “học thực chất, thi thực chất”. Điều đầu tiên trường THPT Giao Thủy A thực hiện là đánh giá lại chất lượng dạy và học, qua đó hàng loạt các chỉ tiêu bị tụt giảm so với trước và thấp hơn nhiều so với các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh.
Điều này bước đầu thậm chí còn tạo “cú sốc”, nhưng nó như một liều thuốc đặc trị để chấn chỉnh lại việc dạy và học của trường: kỷ cương trong nhà trường được thiết chặt; giáo viên phải nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy; học sinh phải có thái độ nghiêm túc, chăm ngoan. Nhờ đó, chất lượng giáo dục ở trường THPT Giao Thuỷ A được nâng lên trông thấy, trở thành lá cờ đầu của ngành giáo dục Nam Định sau trường THPT Lê Hồng Phong.
Đơn cử như trong năm học 2008 - 2009, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, 100% học sinh của trường đỗ tốt nghiệp; tại kỳ thi đại học, trường xếp thứ 53 toàn quốc về tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học và xếp thứ 18 toàn quốc về số thí sinh có điểm cao (có tới 32 thí sinh đạt 27 điểm trở lên)... Bài học thực tế ở trường THPT Giao Thuỷ A đã được nhân rộng ra toàn tỉnh.
Như vậy, ngoài truyền thống hiếu học, Nam Định xác định công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và lập kỷ cương, nền nếp trong giáo dục là khâu quyết định đến chất lượng dạy và học. Với phương châm này, tỉnh luôn chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề.
Để làm được điều này, sau khi tuyển chọn, Nam Định tiếp tục bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ để giáo viên yên tâm, chăm lo công tác. Ngoài thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, Nam Định tổ chức khen thưởng kịp thời mỗi khi cán bộ, giáo viên đạt thành tích xuất sắc; nhiều trường còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và nghỉ dưỡng tại chỗ cán bộ, giáo viên; hỗ trợ giáo viên đi học tiến sĩ, cao học... góp phần động viên, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên yên tâm, phấn khởi công tác.
Nhờ đó hiện nay, gần 100% giáo viên ở Nam Định đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Cùng với xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, Nam Định xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, kỷ cương. Đặc biệt, Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thực hiện “hai không”. Nhiều năm qua, tình trạng vi phạm trong giáo dục ở Nam Định giảm đáng kể. Gần đây nhất, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, toàn tỉnh Nam Định không có cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, học viên nào bị xử lý kỷ luật.
Nhờ những yếu tố trên, chất lượng giáo dục ở Nam Định ngày càng được nâng cao. Hàng năm, tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh khá giỏi, học sinh hạnh kiểm tốt luôn đạt cao; tại các kỳ thi quốc gia như tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi... Nam Định đều đứng trong tốp nhất, nhì, ba toàn quốc; nhiều em đạt các giải quốc tế; tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở...
Kết quả đó không chỉ là kế thừa truyền thống lâu đời, sự chăm lo của toàn xã hội cho sự nghiệp giáo dục mà còn phản ánh quá trình lao động sư phạm nghiêm túc, đầy trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và sự miệt mài học tập cuả các em học sinh ở Nam Định. Năm học mới 2009 - 2010 đã đến, với cách “gieo mầm” ấy, tin rằng ngành giáo dục Nam Định sẽ có thêm một mùa bội thu.
Nguồn Dân trí
read more “Hai câu chuyện ở vùng đất học Nam Định”
Hai câu chuyện học kể sau đây cho thấy những yếu tố chính để Nam Định thành đất học.
* Câu chuyện thứ nhất
Sự học ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường) là một minh chứng. Ngôi làng cổ - đất chật người đông - này từ xưa đã nổi tiếng với câu ca “trai học hành, gái canh cửi”. Mỗi khi trong làng có người đỗ đạt, làng thường tổ chức lễ khen thưởng trang trọng. Điều này đã động viên, khích lệ tinh thần học tập của lớp lớp “nho sinh” trong làng. Gia đình nào không có tiền cho con ăn học thì mọi người trong gia đình, dòng tộc và xóm giềng tự dạy cho nhau, người biết dạy cho người chưa biết, người biết nhiều dạy cho người biết ít... Từ đó hình thành một truyền thống học tập mà ít nơi có được.
Nhờ đó từ xưa Hành Thiện đã có nhiều người đỗ đạt, làm quan trong các triều đình và nay làng lại tiếp tục sản sinh cho đất nước nhiều người con ưu tú. Hiện, 80% số hộ trong làng có người đỗ đại học, cao đẳng trở lên, trong đó có 88 giáo sư, phó giáo sư, 60 tiến sĩ, trên 800 cử nhân, nhiều tướng lĩnh quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động...
Có thể nói, nét đặc trưng, truyền thống ở mỗi người dân Nam Định là hiếu học, chăm lo cho sự học. Ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất Nam Định, từ thành thị đến nông thôn, từ ngõ xóm đến khối phố, trong nhà thờ hay nhà chùa đều sôi nổi những hoạt động chăm lo cho sự học. Mỗi gia đình, mỗi dòng họ đều trở thành môi trường giáo dục hiệu quả và lành mạnh.
Nam Định là tỉnh đầu tiên trong toàn quốc thành lập Hội khuyến học. Phong trào khuyến học, khuyến tài ở Nam Định phát triển liên tục, sôi nổi, sâu rộng và đều khắp. Tổ chức Hội khuyến học đã phát triển ở khắc các thôn, làng, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, dòng họ, nhà chùa, xứ đạo... với hơn 5.000 chi hội, thu hút gần 250.000 hội viên, chiếm 13% dân số.
Toàn tỉnh cũng có 172.000 gia đình, chiếm 38% tổng số gia đình trong toàn tỉnh được công nhận là gia đình hiều học; gần 3.000 dòng họ được công nhận đạt tiêu chuẩn dòng họ khuyến khọc... Hoạt động khuyến học đã khơi dậy, hội tụ các tiềm lực để đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập.
* Câu chuyện thứ hai
Cách đây gần 20 năm, khi mà “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đang trở thành “căn bệnh” và chưa được đề cập đến thì ở trường Trung học phổ thông Giao Thuỷ A (huyện Giao Thuỷ) đã thực hiện cuộc vận động “học thực chất, thi thực chất”. Điều đầu tiên trường THPT Giao Thủy A thực hiện là đánh giá lại chất lượng dạy và học, qua đó hàng loạt các chỉ tiêu bị tụt giảm so với trước và thấp hơn nhiều so với các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh.
Điều này bước đầu thậm chí còn tạo “cú sốc”, nhưng nó như một liều thuốc đặc trị để chấn chỉnh lại việc dạy và học của trường: kỷ cương trong nhà trường được thiết chặt; giáo viên phải nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy; học sinh phải có thái độ nghiêm túc, chăm ngoan. Nhờ đó, chất lượng giáo dục ở trường THPT Giao Thuỷ A được nâng lên trông thấy, trở thành lá cờ đầu của ngành giáo dục Nam Định sau trường THPT Lê Hồng Phong.
Đơn cử như trong năm học 2008 - 2009, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, 100% học sinh của trường đỗ tốt nghiệp; tại kỳ thi đại học, trường xếp thứ 53 toàn quốc về tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học và xếp thứ 18 toàn quốc về số thí sinh có điểm cao (có tới 32 thí sinh đạt 27 điểm trở lên)... Bài học thực tế ở trường THPT Giao Thuỷ A đã được nhân rộng ra toàn tỉnh.
Như vậy, ngoài truyền thống hiếu học, Nam Định xác định công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và lập kỷ cương, nền nếp trong giáo dục là khâu quyết định đến chất lượng dạy và học. Với phương châm này, tỉnh luôn chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề.
Để làm được điều này, sau khi tuyển chọn, Nam Định tiếp tục bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ để giáo viên yên tâm, chăm lo công tác. Ngoài thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, Nam Định tổ chức khen thưởng kịp thời mỗi khi cán bộ, giáo viên đạt thành tích xuất sắc; nhiều trường còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và nghỉ dưỡng tại chỗ cán bộ, giáo viên; hỗ trợ giáo viên đi học tiến sĩ, cao học... góp phần động viên, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên yên tâm, phấn khởi công tác.
Nhờ đó hiện nay, gần 100% giáo viên ở Nam Định đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Cùng với xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, Nam Định xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, kỷ cương. Đặc biệt, Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thực hiện “hai không”. Nhiều năm qua, tình trạng vi phạm trong giáo dục ở Nam Định giảm đáng kể. Gần đây nhất, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, toàn tỉnh Nam Định không có cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, học viên nào bị xử lý kỷ luật.
Nhờ những yếu tố trên, chất lượng giáo dục ở Nam Định ngày càng được nâng cao. Hàng năm, tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh khá giỏi, học sinh hạnh kiểm tốt luôn đạt cao; tại các kỳ thi quốc gia như tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi... Nam Định đều đứng trong tốp nhất, nhì, ba toàn quốc; nhiều em đạt các giải quốc tế; tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở...
Kết quả đó không chỉ là kế thừa truyền thống lâu đời, sự chăm lo của toàn xã hội cho sự nghiệp giáo dục mà còn phản ánh quá trình lao động sư phạm nghiêm túc, đầy trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và sự miệt mài học tập cuả các em học sinh ở Nam Định. Năm học mới 2009 - 2010 đã đến, với cách “gieo mầm” ấy, tin rằng ngành giáo dục Nam Định sẽ có thêm một mùa bội thu.
Nguồn Dân trí