Chùa Keo Hành Thiện

Chùa Keo Hành Thiện là một trong những di tích và danh thắng nổi tiếng. Quy mô và nghệ thuật kiến trúc mang đậm phong cách thời Hậu Lê cách đây gần 400 năm. Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần, một nhà thơ có học vấn sâu sắc về Phật học, là biểu tượng của con người sáng tạo văn hoá.

dscf00191

Trước tam quan chùa là hồ bán nguyệt bốn mùa nước trong xanh

Chùa Keo Thượng nằm ở làng Dũng Nhuệ (nay xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), phía tả ngạn sông Hồng, còn chùa Keo Hạ nằm ở làng Hành Cung. Miền đất hai bên dòng sông Hồng thuộc hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có sự song trùng lịch sử khá thú vị: Ở mỗi bên đều có một ngôi chùa cổ, tạo dựng cùng thời, tên nôm đều gọi là chùa Keo, tên chữ đều gọi là "Thần Quang", cùng thời đức thánh hiền sư Không Lộ thời Lý.

Tuy quy mô và vị trí của hai ngôi chùa có sự khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ thượng lưu sông Hồng, vùng Quán Các (nay thuộc miền đất xã Nam Hồng, huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam). Để phân biệt với chùa Keo làng Dũng Nhuệ (Thái Bình), nhân dân ở đây thường gọi ngôi chùa làng mình là chùa Keo Hành Thiện. Cái tên chùa Keo Hành Thiện đã mãi mãi ghi đậm trong trí nhớ của nhân dân cả nước.

Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng. Từ đây nhìn vào, chúng ta sẽ thấy trước mắt là cả một khu kiến trúc cổ to lớn, bề thế với 13 toà rộng gồm 121 gian nối tiếp nhau soi bóng xuống mặt hồ lung linh huyền diệu.

keoht

Một góc chùa

Gác chuông trước cửa chùa là hình ảnh kết hợp hài hoà của kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50. Dáng vẻ thanh thoát với mái cong, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn. Phía dưới là 8 đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn cánh hoa sen nở.

Đứng ở hai cửa tả, hữu của tam quan nhìn vào, khách tham quan vãn cảnh sẽ thấy toàn cảnh kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Hai bên đường kiệu lát gạch, kề liền hai dãy hành lang, mỗi dãy gồm 40 gian bề thế.

Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo. Sau chùa là đền Thán thờ Đức Thánh Tổ thờ đại pháp thiền sư Không Lộ, người chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông.

Kể từ ngày khởi dựng, chùa Keo Hành Thiện đã được tu sửa nhiều lần vào những năm Hoằng Định thứ 13 (1612), Cảnh Trị thứ 9 (1671), Chính Hoà thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1896) và đặc biệt từ năm 1962 chùa Keo đã được nhà nước công nhận là tích lịch sử văn hoá, nên đã được tôn tạo nhiều lần.


Theo SimpleVietnam
read more “Chùa Keo Hành Thiện”

Thư chúc Tết Kỷ Sửu

BAN LIÊN LẠC
HỘI ĐỒNG HƯƠNG LÀNG HÀNH THIỆN

THƯ CHÚC TẾT KỶ SỬU!

Hành Thiện, ngày mùng 2 tháng Giêng năm Kỷ Sửu

Kính gửi quý bà con cô bác Hành Thiện đang sinh sống, công tác trong nước cũng như nước ngoài. Nhân dịp xuân mới, thay mặt Ban liên lạc Đồng hương, Ban quản lý di tích chùa Keo Làng Hành Thiện và nhân dân tại quê nhà xin kính chúc bà con cô bác An Khang Thịnh Vượng, Thành đạt và May mắn trong cuộc sống.

Kính thưa quý vị; nhân dịp đầu xuân, Ban vận động xây dựng miếu, giếng mắt cá làng Hành Thiện xin được cảm ơn và thông báo sơ bộ tới bà con cô bác kết quả xây dựng miếu cùng lòng hảo tâm công đức của bà con cô bác trong thời gian vừa qua:
Từ khi khởi công mùng 1 tháng 9 năm Mậu Tý ở giai đoạn 1 (phần nền móng, thân miếu) chúng ta đã quyết tâm xây dựng và hoàn thành với giá trị 430 triệu đồng. Trong thời gian triển khai xây dựng, chúng tôi đã nhận được sự công đức ủng hộ của bà con trong và ngoài nước bằng tiền mặt, hiện vật quy giá trị là 125 triệu đồng; đồng thời trích từ quỹ chùa làng là 200 triệu đồng để chi trả giai đoạn 1. Đầu xuân Kỷ Sửu chúng tôi tiếp tục triển khai giai đoạn 2 (phần mộc, mái) với giá trị khoảng 800 triệu đồng. Chúng tôi mong bà con ta hãy cùng nhau chung sức chung lòng hoàn thành công trình trong năm Kỷ Sửu và khánh thành vào dịp Trương Yến làng Hành Thiện..

Kính thưa quý cụ, quý ông, quý bà: việc xây dựng, khôi phục, bảo vệ di tích lịch sử của làng cho muôn đời sau là tâm tư nguyện vọng của người dân Hành Thiện, thể hiện tình cảm, tâm linh của bà con luôn hướng về cội nguồn.

Thay mặt ban liên lạc đồng hương, ban quản lý di tích chùa Keo Hành Thiện xin được cảm ơn và ghi nhận tấm lòng công đức của quý ông bà, cô bác trong thời gian qua. Chúng tôi cũng mong nhận được sự quan tâm từ tấm lòng hảo tâm công đức của bà con quê hương Hành Thiện đang sinh sống trong và ngoài nước để công trình sớm hoàn thành đưa vào chiêm bái trong quần thể di tích lịch sử truyền thống của quê hương

Một lần nữa xin được cảm ơn, kính chúc quý cụ, quý ông bà, cô bác và toàn thể quý vị một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, vạn sự như ý.

T/M BLL Đồng hương, BQL di tích làng Hành Thiện
Trưởng ban
Phạm Viết Trung (đã ký)

nam-dinh-2009-348

Miếu chợ đã hoàn thành giai đoạn 1

nam-dinh-2009-355

Phía trong Miếu chợ

nam-dinh-2009-354

Nhìn từ phía trong Miếu ra ngã ba sông con

nam-dinh-2009-361

Một ngôi miếu thờ thần bằng gỗ lợp ngói ở cuối làng, bên cạnh chợ (tức vị trí đầu cá) trông ra ngã ba sông con, thờ ba vị thượng đẳng thần: Đế Thích Thiên Chúa, Đông Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương.

Xét trong bi ký cụ Tuần phủ Đặng Xuân Bảng viết năm Tự Đức thứ 28 (1872) thì trước kia làng ta, ba giáp phụng sự ba Thần, giáp Đông phụng sự Đức Đế Thích, giáp Nam phụng sự Đức Đông Hải, giáp Bắc phụng sự Đức Nam Hải. Ba giáp đều có miếu thờ riêng, miếu thờ Đức Đế Thích và Đức Đông Hải ở phía nam làng, miếu thờ Đức Nam Hải ở phía bắc làng, đều lợp rạ và thấp hẹp, cứ 3 năm ba giáp một lần xuân tế thì rước cả 3 vị thần hội đồng 1 nơi kinh tế. Đến năm Kỷ Tỵ niên hiệu Tự Đức thứ 22 (1869) mới làm ngôi miếu này hợp tự cả 3 vị Thần.

Miếu làm tại nền miếu cũ thờ Đức Đế thích và Đức Đông hải ở nội cung, chính giữa là Thần vị Đức Đế thích, hai bên là thần vị đức Đông Hải và Đức Nam Hải. Hai bên cạnh bàn thờ thần lại có bàn thờ các vị Tiên đạt trong làng

(Theo Hành Thiện Xã Chí - Đặng Xuân Viện 1933)

read more “Thư chúc Tết Kỷ Sửu”

Đền Chùa Nam Định - Thái Bình (2 days)

Ngày 1: Hà Nội - Chùa Đậu - Phủ Giầy - Chùa Phổ Minh - đền thờ nhà Trần (Nam Định) - Thái Bình - Đồng Châu
Ngày 2: Chùa Keo Thái Bình - Chùa Keo Hành Thiện (Nam Định) - Chùa Cổ Lễ - Hà Nội

Thư thả và thoải mái? Chuyến đi điểm danh qua nhiều đền - chùa phù hợp với những kẻ thích tìm chốn thanh tịnh. Những kẻ ngẫu hứng tìm đường ra biển khi con nước xuống. Lỡ hẹn với sóng biển, cũng kịp bù lại = 2 lần qua đò

Note:

1. Nên khởi hành vào đầu xuân để kịp tham dự phiên chợ Viềng (gần Phủ Giày - Nam Định) đêm 7 Tết. Mang nhiều tiền lẻ để đặt các ban cho dù bạn có đi vãn cảnh.

2. Tránh ngày nước ròng, Đồng Châu là khu vực cửa sông nên k thể tắm vào ngày con nước xuống, những ngày đó dù có đi về phía biển cả km cũng tịnh k thấy chút sóng nào, miên man 1 vùng toàn bùn cát với những người đi nhặt con ngón tay. Đồ hải sản ở đó cũng khá đắt.
3. Nhà nghỉ Công đoàn khá lắt léo nếu đi tìm trong đêm khuya, rate: 120k/room 2 1.2m-beds. air co. - hot water - TV - fridge. No restaurant. Chuẩn bị đồ ăn khô hoặc tinh thần nhịn đói. View khá ổn nếu biển có nước.
4. Thái Bình nổi tiếng với ổi Bo, bánh Cáy. Nam Định có kẹo Sìu Châu, bánh gai bà Thi - trước cổng bến xe.
5. Giá đò/ xà-lan nhỏ/ ghe máy: 5-10k/xe 1 người; 5-10k/ người
6. Kiến trúc chùa Cổ Lễ khá đặc biệt, có nét nào đó tương đồng với kiến trúc của 1 số nhà thờ Thiên Chúa: Mái vòm cao và lối đi như hành lang 2 bên hông chùa...

Theo blogger Jenny

read more “Đền Chùa Nam Định - Thái Bình (2 days)”