Chùa Keo Hành Thiện

Chùa Keo Hành Thiện là một trong những di tích và danh thắng nổi tiếng. Quy mô và nghệ thuật kiến trúc mang đậm phong cách thời Hậu Lê cách đây gần 400 năm. Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần, một nhà thơ có học vấn sâu sắc về Phật học, là biểu tượng của con người sáng tạo văn hoá.

dscf00191

Trước tam quan chùa là hồ bán nguyệt bốn mùa nước trong xanh

Chùa Keo Thượng nằm ở làng Dũng Nhuệ (nay xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), phía tả ngạn sông Hồng, còn chùa Keo Hạ nằm ở làng Hành Cung. Miền đất hai bên dòng sông Hồng thuộc hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có sự song trùng lịch sử khá thú vị: Ở mỗi bên đều có một ngôi chùa cổ, tạo dựng cùng thời, tên nôm đều gọi là chùa Keo, tên chữ đều gọi là "Thần Quang", cùng thời đức thánh hiền sư Không Lộ thời Lý.

Tuy quy mô và vị trí của hai ngôi chùa có sự khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ thượng lưu sông Hồng, vùng Quán Các (nay thuộc miền đất xã Nam Hồng, huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam). Để phân biệt với chùa Keo làng Dũng Nhuệ (Thái Bình), nhân dân ở đây thường gọi ngôi chùa làng mình là chùa Keo Hành Thiện. Cái tên chùa Keo Hành Thiện đã mãi mãi ghi đậm trong trí nhớ của nhân dân cả nước.

Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng. Từ đây nhìn vào, chúng ta sẽ thấy trước mắt là cả một khu kiến trúc cổ to lớn, bề thế với 13 toà rộng gồm 121 gian nối tiếp nhau soi bóng xuống mặt hồ lung linh huyền diệu.

keoht

Một góc chùa

Gác chuông trước cửa chùa là hình ảnh kết hợp hài hoà của kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50. Dáng vẻ thanh thoát với mái cong, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn. Phía dưới là 8 đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn cánh hoa sen nở.

Đứng ở hai cửa tả, hữu của tam quan nhìn vào, khách tham quan vãn cảnh sẽ thấy toàn cảnh kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Hai bên đường kiệu lát gạch, kề liền hai dãy hành lang, mỗi dãy gồm 40 gian bề thế.

Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp nhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo. Sau chùa là đền Thán thờ Đức Thánh Tổ thờ đại pháp thiền sư Không Lộ, người chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông.

Kể từ ngày khởi dựng, chùa Keo Hành Thiện đã được tu sửa nhiều lần vào những năm Hoằng Định thứ 13 (1612), Cảnh Trị thứ 9 (1671), Chính Hoà thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1896) và đặc biệt từ năm 1962 chùa Keo đã được nhà nước công nhận là tích lịch sử văn hoá, nên đã được tôn tạo nhiều lần.


Theo SimpleVietnam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét