Khoảng Tây lịch 1740, đương Đời vua Lê Ý Tân, niên hiệu là Vĩnh Hựu thứ 6, Trịnh Doanh chuyên quyền, bốn phương rối loạn. Phía đông thời có Nguyễn Tuyến, Nguyễn Cừ ở xã Lịnh Xá, nổi quân làm loạn đã làm cho chúa Trịnh hao binh tổn tướng. Phía Nam lại có Vũ Đình Dung, người xã Ngân Già thuộc huyện Nam Châu (nay là Nam Trực), phủ Xuân Trường cùng với đàng tốt là Đoàn Chấn, Tư Cao giữ thôn Đà Ninh (thuộc xã Ngân Già là sào huyệt, trong đắp một cái hang rất kiên cố thừa cơ thường ra ăn cướp phố Nhân Ninh (nay là Trực Ninh). Quan Đốc chấn ở Bạch Hạc là Hoàng Kim Tảo cùng với bộ thuộc là Nguyễn Đức Siêu, Trần Danh Quán đem binh đến đánh thua trận đề bị chết. Từ đấy thế quân nghịch càng mạnh, đồ đảng đều là quân hung tợn, không sợ chết, gặp quan quân kéo đến chỉ cầm giao tay, xông ra trận chém văng mạng, vậy nên quan quân đénh mười bảy trận đều bị thua. Chúa Trịnh bèn đổi chiến lược, đem quân sĩ kéo về Nam đánh Ngân Già để tuyệt sào huyệt của quân nghịch.Khi Chúa Trịnh cùng chư tướng kéo về Nam qua làng Vũ Điện, huyện Nam Sang đóng quân lại một đêm. Ngày mai kéo đến sông Vị hoàng tiến lên tổng Đỗ Xá, huyện Giao Thủy; bấy giờ Đinh Văn Nhai, Nguyễn Đình Hoàn, Vũ Tất Thuận, Tương Thuông mỗi người giữ một đạo, Trịnh Doanh cưỡi voi đi trước kéo thẳng vào thôn Đà Linh, đại binh tiến đến vây bốn mặt, trận đánh rất kịch liệt. Bên nghịch bốn vạn quân bị chết quá nửa, thôn Đà Ninh, máu người lai láng. Vũ Đình Dung đã bị trọng thương, nhưng vẫn còn khảng khái, xông vào trước trận đâm chết quan quân hơn trăm người, quan quân sợ chạy, Đinh Văn Nhai la truyền ba quân rằng: “quân ta đừng sợ chết, lập công báo chúa ở ngày hôm nay, thằng nào chạy chém đầu làm lệnh”. Chúng nghe lệnh đều lại hăng hái xông vào trước trận vây đánh rất dữ và đâm chết được Dung.Dẹp xong quân nghịch, Chúa Trịnh mới tước khứ tên xã Ngân Già làm xã Lai Cách.Xã Ngân Già thuộc về phủ Xuân, cách xã Hành Cung (nay là Hành Thiện) cũng không xa mấy. Đương bấy giờ chỉ huy Lén, thiên hộ Định đều là người xã Hành Cung theo hầu ở phủ Chúa Trịnh, ỷ thế chuyên quyền, về làng hách dịch, huynh thứ trong làng ai cũng ghét mắng nhiếc hai tên ấy. Từ đấy lũ tên Lén để lòng hiềm khích, nhân việc giặc Dung, muốn trả thù huynh thứ, chúng bèn bày vẽ với Chúa Trịnh rằng: huynh thứ thông với bọn giặc Chúa Trịnh tưởng thật cho bắt bọn huynh thứ thông giặc nếu dân làng giấu diếm thì triệt hạ cả làng. Dân sự ai cũng lấy làm lo sợ.Trong làng huynh thứ là ông Đặng Khắc Tướng, Nguyễn Thiện tất cả 10 người bàn với nhau rằng “Lệnh Chúa nghiêm ngặt, nếu không ai ra, sợ Chúa sai quân về tàn phá, lại hại cả làng, bất nhược ta đánh liều lên kinh làm giấy khiếu nại oan, may mà Chúa có lòng minh xét không nghe lũ kia vu cáo thì là hạnh phúc thứ nhất, bằng không may thì dẫu phải hy sinh cho hương tộc cũng cam lòng”. Trong 10 người, ông Nguyễn Thiện dùi dắng không muốn đi còn chín ông đều khẳng khái ra đi, đến phủ Chúa Trịnh kêu oan, chúa Trịnh liền sai quân đem chém, duy có ông Nguyễn Thiện nói dối ở nhà lo tiền rồi trốn mất.Chín ông bị chết; tên Lén, tên Định lấy làm đắc chí mượn thế Chúa Trịnh đem quân về đốt phá chín nhà ông ấy, ruộng nương của chín ông thì chúng chỉ làm ngụy điền, tịch ký làm của công, còn dân làng thì không ai bị thiệt hại gì cả. Không bao lâu tên Định, tên Lén đều chết, điền sản của các ông ấy lại được phúc nguyên cũ, mà con cháu đến nay vẫn được thịnh vượng, còn dòng dõi tên Lén, tên Định tuyệt diệt đã lâu. Thế mới biết trời gần.Tính danh chín ông ấy như sau:
1/ Đặng Khắc Tướng, Quốc tử giám giám sinh.
2/ Phạm Bá Hiệu, huyện thừa huyện Yên Mô,
3/ Phạm Trọng Huyện, huyện thừa châu Điện Bàn,
4/ Đặng Bá Tích, phó sở xứ
5/ Đặng Trọng Đôn, phó sở xứ
6/ Đặng Nho Cẩn. phó sở xứ
7/ Lã Đăng Đạo, tri sự,
8/ Đặng Phạm Tế, tri sự
9/ Đặng Chấn Thuyên
Trích ở Đông Thanh tạp chí số 28 ngày 15-8-1933trang 742 xuất bản tại Hà Nội
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét