Thư kêu gọi tôn tạo khu nhà Tư Như (xóm Nội Khu)

Xuân Trường, ngày 19 tháng 10 năm 2009

Trường THPT Xuân Trường tự hào được đóng trên địa bàn xã Xuân Hồng -Quê hương Cố Tổng Bí thư Trường Chinh; Trước đây Văn phòng của nhà trường đặt tại khu nhà Tư Như (một ngôi nhà của địa chủ được Nhà nước trưng thu sau ngày hoà bình lập lại năm 1954) thuộc thôn Hành Thiện xã Xuân Hồng .

Tại địa điểm này đã chứng kiến lễ nhập ngũ của rất nhiều thế hệ thày giáo và học sinh của trường cấp 3 Xuân Trường lên đường tòng quân chống Mỹ cứu nước; và cũng từ đây đã làm lễ ra trường cho rất nhiều thế hệ học sinh ra trường công tác, chiến đấu, học tập và lao động trên mọi miền của Tổ quốc. Nhà Tư Như đã trở thành một nhân chứng lịch sử trong quá trình phát triển của nhà trường gần nửa thế kỷ qua.

Là ngôi nhà cổ xây dựng đã lâu, lại không được tu bổ do thiếu nguồn kinh phí; nên hiện nay ngôi nhà này đã bị xuống cấp nghiêm trọng.


Thể theo nguyện vọng của các thế hệ học sinh, các thày cô giáo đã từng học tập và công tác tại trường cũng như nhân dân địa phương mong muốn phục dựng lại khu nhà - một trong những chứng tích lịch sử của quê hương và nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường đã trình các cấp có thẩm quyền cho phép nhà trường được tu sửa lại khu nhà để làm phòng truyền thống của nhà trường và là nơi lưu niệm Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng - ông nội Cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Để giáo dục, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống hiếu học của nhà trường và quê hương Xuân Trường .

Ngày 18 tháng 8 năm 2009 UBND huyện Xuân Trường đã có thông báo số 92/TB-UBND; đồng ý cho trường THPT Xuân Trường lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư cải tạo và nâng cấp công trình nhà Tư Như.

Ban giám hiệu nhà trường kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân địa phương, các thế hệ cán bộ, giáo viên công nhân viên và học sinh của trường bằng tấm lòng yêu quí của mình đối với nhà trường và quê hương đóng góp tinh thần và vật chất để cùng nhau chung tay tôn tạo lại khu nhà góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương và nhà trường.

Nhà trường tha thiết kêu gọi và rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Quí vị.

Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ:

Trường THPT Xuân Trường xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định . Điện thoại 03503886167, Fax: 03503886736

Tài khoản: 934.02.00002 tại kho bạc Nhà nước huyện Xuân Trường

Hoặc Hoàng Trọng Sâm - Hiệu trưởng trường THPT Xuân Trường
Xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định
Số điện thoại di động : 0912152879
Email: htsam.c3xuantruong.namdinh@moet.edu.vn
T/M Ban giám hiệu
Hiệu trưởng
(đã ký)
Hoàng Trọng Sâm
read more “Thư kêu gọi tôn tạo khu nhà Tư Như (xóm Nội Khu)”

Hai câu chuyện ở vùng đất học Nam Định

(Dân trí) - Từ xưa, Nam Định đã được mệnh danh là vùng đất học. Ngày nay, những trang vàng truyền thống ấy đang được người dân Nam Định nối tiếp, phát huy, với 14 năm liên tiếp dẫn đầu toàn quốc về giáo dục.

Hai câu chuyện học kể sau đây cho thấy những yếu tố chính để Nam Định thành đất học.

* Câu chuyện thứ nhất

Sự học ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường) là một minh chứng. Ngôi làng cổ - đất chật người đông - này từ xưa đã nổi tiếng với câu ca “trai học hành, gái canh cửi”. Mỗi khi trong làng có người đỗ đạt, làng thường tổ chức lễ khen thưởng trang trọng. Điều này đã động viên, khích lệ tinh thần học tập của lớp lớp “nho sinh” trong làng. Gia đình nào không có tiền cho con ăn học thì mọi người trong gia đình, dòng tộc và xóm giềng tự dạy cho nhau, người biết dạy cho người chưa biết, người biết nhiều dạy cho người biết ít... Từ đó hình thành một truyền thống học tập mà ít nơi có được.

Nhờ đó từ xưa Hành Thiện đã có nhiều người đỗ đạt, làm quan trong các triều đình và nay làng lại tiếp tục sản sinh cho đất nước nhiều người con ưu tú. Hiện, 80% số hộ trong làng có người đỗ đại học, cao đẳng trở lên, trong đó có 88 giáo sư, phó giáo sư, 60 tiến sĩ, trên 800 cử nhân, nhiều tướng lĩnh quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động...

Có thể nói, nét đặc trưng, truyền thống ở mỗi người dân Nam Định là hiếu học, chăm lo cho sự học. Ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất Nam Định, từ thành thị đến nông thôn, từ ngõ xóm đến khối phố, trong nhà thờ hay nhà chùa đều sôi nổi những hoạt động chăm lo cho sự học. Mỗi gia đình, mỗi dòng họ đều trở thành môi trường giáo dục hiệu quả và lành mạnh.

Nam Định là tỉnh đầu tiên trong toàn quốc thành lập Hội khuyến học. Phong trào khuyến học, khuyến tài ở Nam Định phát triển liên tục, sôi nổi, sâu rộng và đều khắp. Tổ chức Hội khuyến học đã phát triển ở khắc các thôn, làng, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, dòng họ, nhà chùa, xứ đạo... với hơn 5.000 chi hội, thu hút gần 250.000 hội viên, chiếm 13% dân số.

Toàn tỉnh cũng có 172.000 gia đình, chiếm 38% tổng số gia đình trong toàn tỉnh được công nhận là gia đình hiều học; gần 3.000 dòng họ được công nhận đạt tiêu chuẩn dòng họ khuyến khọc... Hoạt động khuyến học đã khơi dậy, hội tụ các tiềm lực để đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập.

* Câu chuyện thứ hai

Cách đây gần 20 năm, khi mà “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đang trở thành “căn bệnh” và chưa được đề cập đến thì ở trường Trung học phổ thông Giao Thuỷ A (huyện Giao Thuỷ) đã thực hiện cuộc vận động “học thực chất, thi thực chất”. Điều đầu tiên trường THPT Giao Thủy A thực hiện là đánh giá lại chất lượng dạy và học, qua đó hàng loạt các chỉ tiêu bị tụt giảm so với trước và thấp hơn nhiều so với các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh.

Điều này bước đầu thậm chí còn tạo “cú sốc”, nhưng nó như một liều thuốc đặc trị để chấn chỉnh lại việc dạy và học của trường: kỷ cương trong nhà trường được thiết chặt; giáo viên phải nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy; học sinh phải có thái độ nghiêm túc, chăm ngoan. Nhờ đó, chất lượng giáo dục ở trường THPT Giao Thuỷ A được nâng lên trông thấy, trở thành lá cờ đầu của ngành giáo dục Nam Định sau trường THPT Lê Hồng Phong.

Đơn cử như trong năm học 2008 - 2009, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, 100% học sinh của trường đỗ tốt nghiệp; tại kỳ thi đại học, trường xếp thứ 53 toàn quốc về tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học và xếp thứ 18 toàn quốc về số thí sinh có điểm cao (có tới 32 thí sinh đạt 27 điểm trở lên)... Bài học thực tế ở trường THPT Giao Thuỷ A đã được nhân rộng ra toàn tỉnh.

Như vậy, ngoài truyền thống hiếu học, Nam Định xác định công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và lập kỷ cương, nền nếp trong giáo dục là khâu quyết định đến chất lượng dạy và học. Với phương châm này, tỉnh luôn chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề.

Để làm được điều này, sau khi tuyển chọn, Nam Định tiếp tục bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ để giáo viên yên tâm, chăm lo công tác. Ngoài thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, Nam Định tổ chức khen thưởng kịp thời mỗi khi cán bộ, giáo viên đạt thành tích xuất sắc; nhiều trường còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và nghỉ dưỡng tại chỗ cán bộ, giáo viên; hỗ trợ giáo viên đi học tiến sĩ, cao học... góp phần động viên, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên yên tâm, phấn khởi công tác.

Nhờ đó hiện nay, gần 100% giáo viên ở Nam Định đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Cùng với xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, Nam Định xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, kỷ cương. Đặc biệt, Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thực hiện “hai không”. Nhiều năm qua, tình trạng vi phạm trong giáo dục ở Nam Định giảm đáng kể. Gần đây nhất, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, toàn tỉnh Nam Định không có cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, học viên nào bị xử lý kỷ luật.

Nhờ những yếu tố trên, chất lượng giáo dục ở Nam Định ngày càng được nâng cao. Hàng năm, tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh khá giỏi, học sinh hạnh kiểm tốt luôn đạt cao; tại các kỳ thi quốc gia như tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi... Nam Định đều đứng trong tốp nhất, nhì, ba toàn quốc; nhiều em đạt các giải quốc tế; tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở...

Kết quả đó không chỉ là kế thừa truyền thống lâu đời, sự chăm lo của toàn xã hội cho sự nghiệp giáo dục mà còn phản ánh quá trình lao động sư phạm nghiêm túc, đầy trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và sự miệt mài học tập cuả các em học sinh ở Nam Định. Năm học mới 2009 - 2010 đã đến, với cách “gieo mầm” ấy, tin rằng ngành giáo dục Nam Định sẽ có thêm một mùa bội thu.

Nguồn Dân trí
read more “Hai câu chuyện ở vùng đất học Nam Định”

Thư của Hội khuyến học làng Hành Thiện

Học sinh trường Tiểu học Xuân Hồng A
vào thăm Nhà lưu niệm Cố TBT Trường Chinh


THƯ CỦA HỘI KHUYẾN HỌC LÀNG HÀNH THIỆN

XÃ XUÂN HỒNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH

Hành Thiện ngày 05/ 09/ 2009

Kính thưa các cụ, các ông, các bà, các bác, các anh, các chị hiện đang sinh sống ở Hành Thiện và các quý vị đồng hương khắp mọi miền trong và ngoài nước!

Hành Thiện quê hương ta xưa nay cả nước biết đến: là làng văn hiến và Cách mạng, địa linh nhân kiệt trên cơ sở một làng học truyền thống, cái nôi của nhiều nhân tài chính khách. Thời nho học, các bậc tiền bối đã lưu lại danh sách các vị là danh nhân hiền tài của Hành Thiện. Còn từ năm 1945 đến nay thì các cụ trao lại cho thế hệ chúng ta: “Chúng tôi dành lại cho thế hệ mai sau công việc kiểm kê và lập danh sách các vị quán xã Hành Thiện học thành tài từ khi nước Việt Nam giành được chủ quyền” ( Trích nguyên văn di bút của cụ Đặng Xuân Bảng, cụ Đặng Trần Thường trong quyển Hành Thiện xã chí xuất bản năm 1974).

Để thực hiện tâm nguyện của các bậc tiền bối đã dày công xây dựng Hành Thiện một thời vàng son về sự học, để minh chứng cho truyền thống hiếu học của quê ta như một dòng chảy không ngừng, kế thừa và phát triển qua các thế hệ, thăng trầm theo vận nước nhưng không đứt đoạn, thời nào cũng ươm trồng được những người con ưu tú cho làng cho nước và đồng thời cũng góp phần rèn dạy cho thế hệ tương lai tiếp nối sự nghiệp của ông cha chúng ta, hội khuyến học làng Hành Thiện được sự đồng ý, động viên của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Xuân Hồng, chúng tôi mong muốn được sự hưởng ứng và cộng tác của quý vị để kê khai lập danh sách các vị là con trai, con gái, con dâu của người bố, ông, cụ gốc quê ở Hành Thiện có bằng cấp từ thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học, các hàm phó giáo sư, giáo sư hoặc các bằng cấp tương đương thuộc mọi hệ đào tạo trong mọi giai đoạn lịch sử ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Khi có danh sách đầy đủ, chính xác sẽ ghi danh các vị vào bia đá đặt ở đình làng xóm 8 Hành Thiện để lưu giữ lại cho muôn đời sau. Cũng xin ý kiến của quý vị về nôị dung ghi trong bia đá cả thời nho học và tân học từ 1945 đến nay.

Chúng tôi trân trọng mong muốn được tiếp kiến quý vị khi về thăm quê hoặc qua các phương tiện thông tin với các địa chỉ liên hệ.

- Nguyễn Đăng Hùng xóm 5 – Hành Thiện- Xuân Hồng- Xuân Trường- Nam Định. Điện thoại: 03503755019 hoặc 0437500791
Email: nguyendangdanh@gmail.com

- Nguyễn Chi xóm 10 Hành Thiện Xuân Hồng- Xuân Trường- Nam Định
Điện thoại: 03503886803 hoặc 0437821251

- Phạm Ngọc Hoà xóm 5 Hành Thiện Xuân Hồng- Xuân Trường- Nam Định.
Điện thoại 03503886097

Xin trân trọng cảm ơn quý vị ! Chúc quý vị thành đạt và hạnh phúc. Chúc cho Hành Thiện quê ta có nhiều người con hiền tài, nhiều gia đình, nhiều dòng họ giàu về chữ, giàu tiền của và giàu lòng nhân nghĩa hiếu thảo góp phần xây dựng quê hương ta ngày thêm rạng rỡ.

TM/ hội khuyến học

Nguyễn Đăng Hùng
read more “Thư của Hội khuyến học làng Hành Thiện”

Vinh danh các cán bộ tri thức thời Tân học từ 1945 - 2009

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đăng Hùng, Chi hội trưởng Chi hội khuyến học của làng Hành Thiện trên blog Làng Hành Thiện về dự định lập "Bia đá" để vinh danh những người con của Làng Hành Thiện từ năm 1945 đến nay ( Học hàm – Học Vị từ PGS , PTS ) để con cháu sau này phấn đấu làm rạng danh đất học, ông có gửi cho tôi danh sách một số tên tuổi của các nhà tri thức mà ông đã thu thập được với mong muốn được sự bổ sung , chỉnh sửa của mọi người.

Mong các anh chị, bà con giúp đỡ để tâm nguyện của ông được hoàn thành. Ông là người thầy giáo đã dậy dỗ, dìu dắt tôi và rất nhiều bạn bè đồng trang lứa của tôi.

CÁN BỘ TRI THỨC CAO CẤP VÀ VINH DANH CAO QUÝ
THỜI TÂN HỌC TỪ 1945 – 2009

Số/ Họ tên/ Năm sinh/ Giong/ Trú quán

1. Đặng Đức An/ 1931/ Giong 5/ Giáo sư sử học./ Nhà giáo ưu tú Đại học SP Hà Nội
2. Đỗ Năng An/ Tiến sĩ luật./ Nguyên luật sư toà thượng thẩm Sài Gòn
3. Đặng Nguyên Anh/ Tiến sĩ viện khoa học xã hội nhân văn Quốc Gia
4. Đặng Vũ Phương Anh/ Giong 9/ Tiến sĩ Y khoa. GS trường ĐH Virginia, Hoa Kỳ
5. Đỗ Thuý Anh/ Cao học quản trị bệnh viện Hoa Kỳ
6. Nguyễn Tú Anh/ 1965/ Giong 5/ TS điện tử. PGĐ trung tâm công nghệ Hà Nội
7. Trần Thị Kiều Anh/ 1966/ Giong 5/ Thạc sĩ kinh tế. Hà Nội
8. Phạm Mạnh Ái/ Cao học luật Hoa Kỳ
9. Đặng Kim Ái/ 1952/ Giong 4/ Tổng giám đốc Tầu Quốc 2 TPHCM
10. Đặng Hồng Ánh/ Tiến sĩ hóa thực phẩm Hà Nội
11. Đặng Hồng Ân/ 1950/ Giong 4/ Phó tổng giám đốc công ty xây dựng công trình Hà Nội
12. Đặng Quốc Ân/ TS sinh hóa thực phẩm Hà Nội
13. Đặng Quốc Bảo/ 1927/ Nguyên ủy viên BCH TW ĐCS Việt Nam
14. Nguyễn Xuân Bảo/ GS/TS trưởng ban khoa giáo TW Đảng. HT ĐH Thủy Lợi
15. Đặng Việt Bắc/ 1948/ Giong 7/ TS vật lí. Giám đốc xí nghiệp may mặc TPHCM
16. Đặng Việt Bích/ 1967/ Giong 5/ PGS/TS. Nguyên hiệu trưởng trường viết văn Nguyễn Du
17. Đặng Vũ Biền/ Giong 9/ TS vật lí. GS trường ĐH dược khoa Royal Paris, Pháp
18. Phạm Hòa Bình/ 1954/ Giong 9 PGS/TSY khoa. Thầy thuốc ưu tú
19. Đặng Thế Căn/ Giong 4/ Thầy thuốc ưu tú. Quyền giám đốc bệnh viện K Hà Nội
20. Phạm Văn Cáp/ Thiếu tướng Bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam
21. Nguyến Phong Châu/ TS toán. GS Đại học Paris. Pháp
22. Đặng Vũ Thị Kim Chi/ TS hóa. Chủ nhiệm khoa hóa trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
23. Nguyễn Thị Kim Chi/ Cao học Hoa Kỳ
24. Đặng Thị Kim Chi/ 1949/ Giong 10 PGS/TS.Viện trưởng viện CN & MT. Giải thưởng Kovalepskaia 2008
25. Nguyễn Quỳnh Chi/ 1981/ Giong 11/ Thạc sĩ Kinh tế. Ngân hàng Việt Thái Hà Nội
26. Đặng Thị Vân Chi/ 1959/ TS sử. ĐH KHXH & NV Hà Nội
27. Đặng Ngọc Chiến/ 1946/ Giong 5/ TS. Phó chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
28. Nguyễn Đình Chiến/ 1954/ Giong 10/ TS khoa học. Thiếu tướng QĐND Việt Nam
29. Nguyễn Thị Chính/ TS sinh học. Giảng Viên trường ĐH KHTN, ĐH Quốc Gia Hà Nội
30. Đặng Vũ Chư/ 1940/ Giong 9/ TS điện. Ủy viên BCH TW ĐCS Việt Nam. Bộ Trưởng Bộ CN
31. Đặng Xuân Cự/ Giong 7/ TS vật lí. Viện trưởng viện CN Bộ khoa học CN & MT
32. Đặng Thị Kim Cương/ TS. Nguyên phó trưởng khoa trường ĐH Kinh tế TPHCM
33. Nguyễn Viết Cường/ 1968/ Thạc sĩ luật/ Hà Nội
34. Đặng Ngọc Cường/ 1964/ Giong 8/ Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Trường
35. Đặng Quốc Cường/ 1976/ Giong 5/ Tiến sỹ học viện KAIS- Hàn Quốc
36. Đỗ Thị Bich Diệp/ 1978/ Thạc sĩ/ Hà Nội
37. Nguyễn Thị Ngọc Diệp/ Cao học. Hoa Kỳ
38. Nguyễn Khánh Do/ Cao học toán. Trung tâm y khoa Houston Hoa Kỳ
39. Trương Thị Mỹ Dung/ TS sinh học trường ĐH Sư phạm Hà Nội
40. Đặng Đức Dũng/ PGS/TS. Nhà giáo ưu tú. Nguyên Giảng viên ĐH Thương Mại
41. Đặng Việt Dũng/ Thạc sĩ kinh tế
42. Trương Việt Dũng/ Tiến sĩ y học. Vụ trưởng vụ KH & DDT, Bộ y tế
43. Nguyễn Việt Dụng/ 1975/ Giong 5/ Thạc sĩ Viễn thông liên tỉnh Hà Nội
44. Bernadette Đại GS/ thạc sĩ y khoa. Paris. Pháp
45. Đặng Thế Đại/ TS. Chuyên viên viện Tôn giáo thuộc trung tâm KHXH & NV
46. Nguyễn Thế Đại/ Cao học Y khoa. Pháp
47. Đặng Đức Đạm/ TS kinh tế. Phó ban nghiên cứu Kinh tế của Chính Phủ
48. Nguyễn Văn Đào/ TS kinh tế
49. Nguyễn Bích Đạt/ 1950/ Giong 10/ PGS/TS khoa học. Thứ trưởng Bộ KH &
50. Nguyễn Hữu Đẩu/ 1947/ Giong 10/ PGS/TS. Viện kỹ thuật, Bộ Giao Thông Vận Tải. Hà Nội
51. Nguyễn Văn Đậu/ 1939/ Nội Khu/ Tiến sĩ kinh tế
52. Đặng Xuân Đĩnh/ 1919/ Giong 7/ Nhà giáo nhân dân. Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Mỏ Địa Chất
53. Đặng Kim Giang/ TS kinh tế. Giảng viên ĐH Kinh tế TPHCM
54. Đặng Vũ Giang/ Giong 11/ TS toán. Viện toán học Việt Nam
55. Đặng Thị Thiềm/ 1921/ Nguyên phó hội trưởng hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

56. Nguyễn Xuân Giang/ PGS/TS. Nhà giáo ưu tú. Trung tâm KHXH & NV
57. Đặng Thị Lan Giao/ Cao học luật Hoa Kỳ
58. Đặng Ngọc Hạ/ 1964/ Giong 4 Tiến sĩ nông nghiệp
59. Đặng Xuân Hải/ Đại tá QĐND Việt Nam. Phó chủ tịch hội Điện ảnh Việt Nam
60. Phạm Nguyễn Hồ Hải/ 1968/ Giong 5/ Tiến sĩ nông học. TPHCM
61. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh/ Cao học điện. Hoa Kỳ
62. Đặng Xuân Hảo/ TS hóa. Trung tâm KH & CN Quốc gia, Hà Nội
63. Phạm Duy Hậu 1959 Giong 5 Đại tá, GĐ nhà máy Quốc Phòng A29 TPHCM
64. Đặng Đức Hiền/ 1940/ Họa sĩ, nghệ sĩ ưu tú. Đạo diễn hãng phim hoạt hình, Bộ VHTT
65. Phạm Nguyễn Hiền/ 1978/ Giong 5 Thạc sĩ Y khoa. TPHCM
66. Đặng Đức Hiển/ 1939/ Cử nhân SP. Nhà giáo ưu tú. PHT trường THPT Nguyễn Huệ
67. Nguyễn Thế Hiển/ Cao học Hoa Kỳ
68. Nguyễn Thế Hiệp/ TS kinh tế. GS trường ĐH Laval Canađa, ĐH Stanfornia Hoa Kỳ
69. Đỗ Khắc Hiếu/ 1941/ Giong 7/ PGS/TS sinh học. Trung tâm KH & CN Quốc gia
70. Nguyễn Văn Hiếu/ PGS/TS. Trung tâm KH & CN Quốc gia
71. Nguyễn Diệu Hoa/ 1969/ Giong 10/ Thạc sĩ. Hoa hậu Việt Nam năm 1990
72. Đặng Xuân Hoài/ PGS/TS tâm lý học. Trung tâm Khoa Học Giáo Dục Việt Nam
73. Nguyễn Quang Hoàng/ Cao học./ Hoa Kỳ
74. Đặng Minh Hồng/ 1955/ Nội Khu Thạc sĩ mỏ./ Vũng Tàu
75. Đặng Thị Hợp/ TS công ty khảo sát thiết kế, Bộ năng lượng
76. Đặng Vũ Huân/ 1961/ Giong 7/ TS luật. Báo Pháp luật/ Hà Nội
77. Đặng Viết Hùng/ 1948/ Nội Khu/ Thạc sĩ mỏ./ Hà Nội
78. Đặng Vũ Hùng/ 1972/ Tiến sĩ công nghiệp
79. Nguyễn Hùng/ TS. Giảng viên trường ĐH Mỏ Địa Chất Hà Nội
80. Đặng Thế Huy/ TS. Giảng viên trường ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội
81. Phạm Nguyễn Anh Huy/ 1975/ Giong 5/ Tiến sĩ Công nghệ Thông tin. Hoa Kỳ
82. Bùi Thanh Huyền/ 1960/ Giong 9/ Thạc sĩ Du lịch
83. Đặng Vũ Huyến/ TS toán. Giảng viên trường ĐH Paris./ Pháp
84. Đỗ Quang Hưng/ 1959/ Thạc sĩ. Đại tá QĐND Việt Nam. Học viện Phòng Không Không Quân

85. Hoàng Thị Thanh Hương/ 1970/ Giong 9/ Thạc sĩ hóa./ Hà Nội
86. Đặng Thị Thu Hường/ 1982/ Giong 4/ Thạc sĩ toán Sư phạm Hà Nội
87. Đinh Văn Kha 1960/ Giong 9/ Thạc sĩ hóa./ Hà Nội
88. Phạm Ngọc Khai/ Cao học điện toán. Phó giám đốc ngân hàng
89. Nguyễn Tuấn Khải/ 1952/ Giong 10/ Thạc sĩ. Đại tá QĐND Việt Nam. Học viện Phòng Không Không Quân
90. Đặng Vũ Cảnh Khanh/ GS/TS Xã hội học. Nguyên Viện trưởng viên nghiên cứu Thanh niên Việt Nam
91. Nguyễn Văn Khanh/ Tiến sĩ sinh vật
92. Đặng Bảo Khánh/ Thạc sĩ. Viện khoa học xã hội Việt Nam
93. Đinh Nguyên Khiêm/ 1948/ Giong 7/ Tiến sĩ ngữ văn. Phó Đại Sứ Quán Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ
94. Phạm Nguyễn Khiêm/ Giong 5/ Cao học cơ khí. Hãng Boeing Seatle WA Hoa Kỳ
95. Phạm Nguyễn Khiêm B/ 1970/ Giong 5 Tiến sĩ Y học./ Hoa Kỳ
96. Đặng Vũ Khiêu/ 1916/ Giong 9/ Giáo sư. Nguyên phó chủ nhiệm ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. AHLĐ
97. Bùi Duy Tâm Khoa/ TS khoa học ngành Y. Trưởng khoa trường ĐH Y khoa Huế
98. Đặng Đức Khôi/ Thạc sĩ luật/ Hoa Kỳ
99. Nguyễn Văn Khuê/ 1959/ X.Trung Tiến sĩ TPHCM
100. Phạm Ngọc Khuyến/ Cao học công pháp. Tổng giám đốc Sài Gòn ngân hàng
101. Đặng Vũ Tuấn Kiệt/ Tiến sĩ tin học
102. Nguyễn Nhược Kim/ 1957/ Giong 10/ PGS/TS y học. Trưởng khoa Y học dân tộc trường ĐH Y Hà Nội
103. Phạm Thùy Kim/ Cao học giáo dục. GS đại học/ Hoa Kỳ
104. Nguyễn Đăng Kính/ Thiếu tướng QĐND. Nguyên viện trưởng VKS Quân sự Bộ Quốc Phòng
105. Đặng Vũ Kính PGS/TS. Trường ĐH Nông nghiệp TPHCM
106. Lã Văn Kính/ 1959/ Giong 3/ PGS/TS. Viện Kỹ Thuật Nông Nghiệp TPHCM
107. Đặng Xuân Kỳ/ 1931/ Giong 7/ GS. Ủy viên BCH TW DDCSVN. Viện trưởng viện KHXH&NV
108. Phạm Hồng Kỳ/ 1962/ Giong 5/ Thạc sĩ viễn thông. Kỹ Thuật Hàng Không/ Hà Nội
109. Nguyễn Lai/ GS/TS Ngữ văn. Nguyên giảng viên trường ĐH Tổng Hợp Hà Nội
110. Đặng Hoàng Lan/ 1952/ Giong 6/ TS ngôn ngữ học. Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng Hòa Séc

111. Nguyễn Hương Lan /Cao học điện toán Hoa Kỳ
112. Đặng Thị Lanh/ Giong 7/ PGS/TS ngữ văn. Nguyên phó Vụ trưởng vụ GDTH, Bộ GD&ĐT
113. Đặng Văn Lân/ Cao học
114. Đặng Quốc Lập/ TS nông học. Ban Nông nghiệp/ Hà Nội
115. Đặng Thị Bích Liên/ 1975/ Giong 7/ Thạc sĩ vật lí. Viện vật lí Trung Ương
116. Nguyễn Đức Long/ Giong 8/ TS Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
117. Đỗ Xuân Lôi/ 1934/ PGS/TS. Nhà giáo ưu tú. Chủ nhiệm khoa tin trường ĐH Bách Khoa
118. Nguyễn Viết Lợi/ 1960/ Giong 7/ TS kinh tế. Viện phó viện tài chính Hà Nội
119. Nguyễn Văn Lợi/ Giong 7/ GS/TS ngôn ngữ. Nguyên phó viện trưởng viện ngôn ngữ viện KHXH&NV
120. Đặng Vũ Lương/ 1966/ Giong 7/ Thạc sĩ hóa học. Viện hóa học Hà Nội
121. Phạm Mạnh Lương/ TS, Đại tá QĐND Việt Nam. Viện kỹ thuật Quân sự
122. Bùi Trọng Lưu/ TS vật lí./ Paris. Pháp
123. Đặng Ngọc Lựu/ 1968/ Giong 4/ Thạc sĩ triết học
124. Đặng Thị Mai/ 1970/ Giong 6/ Thạc sĩ triết học
125. Nguyễn Thị Mai/ 1950/ Giong 10/ Thạc sĩ Văn Hóa. Hà Nội
126. Nguyễn Thị Hồng Mai/ 1949/ Giong 10/ Nhà giáo ưu tú. Giảng viên trường ĐH Văn Hóa Hà Nội
127. Nguyễn Thị Thanh Mai/ 1960/ Giong 5/ Thạc sĩ sinh học
128. Nguyễn Thị Tuyết Mai/ 1961/ Giong 5/ Thạc sĩ ngôn ngữ học
129. Đinh Thị Tuyết Mai/ 1951/ Giong 4/ TS hóa./ Cộng hòa Liên Bang Đức
130. Phạm Tư Mạnh/ Giáo sư/ Pháp
131. Trần Hữu Mạnh/ GS/TS trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội
132. Đặng Vũ Hồng Miên/ Giong 10/ Tiến sĩ sinh học
133. Bùi Bá Minh/ 1972/ Giong 12/ Thạc sĩ duược học Quân y viện 103/ Hà Nội
134. Đặng Vũ Minh/ 1946/ Giong 10/ Công nghệ môi trường của Quốc hội
135. Nguyễn Thị Tuyết Minh/ 1977/ Giong 5/ Thạc sỹ học viện KAIS- Hàn Quốc
136. Nguyễn Xuân My/ 1941/ TS toán. Nguyên giảng viên trường ĐH KHTN, ĐH Quốc Gia
137. Đặng Thị Ngọc Mỹ/ Cao học/ Hoa Kỳ
138. Đinh Văn Nam/ 1968/ Giong 9/ Thạc sĩ hoá học./ Hà Nội

139. Đặng Việt Nga/ 1940/ Giong 7/ TS Kiến trúc sở xây dựng Lâm Đồng
140. Nguyễn Quỳnh Nga/ Cao học điện toán./ Hoa Kỳ
141. Trần Thị Nga/ 1956/ Giong 9/ Thạc sĩ Nga văn/ Hà Nội
142. Nguyễn Ngọc Ngân/ 1952/ Giong 11/ TS nông học. PGĐ viện cây đặc sản Bộ NN&PTNT
143. Phạm Nguyễn Nghiêm/ 1958/ Giong 5/ TS Y học nhãn khoa./ Hoa Kỳ
144. Đặng Thị Ngọc/ 1955/ Giong 7/ TS Y khoa
145. Nguyễn Giác Nguyên/ Cao học kinh doanh/ Hoa Kỳ
146. Nguyễn Cao Nhạc/ 1944 /Giong 6/ TS toán. Nguyên phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội
147. Mike Nguyễn/ Cao học/ Hoa Kỳ
148. Nguyễn Vũ Nhai/ 1948/ C.Trong Thạc sĩ trường dạy nghề Nam Định
149. Đặng Thị Thúy Nhài/ 1982/ Giong5/ Thạc sĩ triết học/ Hà Nội
150. Nguyễn Thị Nhài/ 1966/ Giong 7/ Thạc sĩ nông học
151. Nguyễn Xuân Nhạn Cao học nhân chủng học. Giảng viên trường ĐH Vạn Hạnh
152. Nguyễn Thị Trưng Nhị/ Thạc sĩ triết học. GS ĐH Paris Pháp
153. Đặng Vũ Nhuế/ 1925/ TS kinh tế./ Hội trưởng hội đồng hương Ái hữu Hành Thiện
154. Nguyễn Thị Nhung/ 1961/ Giong 10/ TS nông học/ Hà Nội
155. Đặng Vũ Niết/ Giong 10/ Cao học Luật/ Pháp
156. Vũ Thị Kim Oanh/ 1961/ Giong 7/ Thạc sĩ. PGĐ ngân hàng Nam Định
157. Vũ Thị Phan/ 1931/ GS sinh học. Nguyên Viện trưởng viện sốt rét ký sinh trùng
158. Đặng Châu Phiên/ TS toán. GS ĐH Marốc và ĐH Rwanda
159. Nguyễn Phúc/ Cao học điện tử. Giảng viên trường kỹ thuật Cao Thắng Sài Gòn
160. Phạm Thị Quỳnh Phương/ 1972/ Giong 10/ TS Văn hóa. Viện nghiên cứu văn hóa Hà Nội
161. Nguyễn Thị Minh Phương/ 1958/ TS Khí tượng. Trung tâm Quốc gia dự báo khí tượng thủy văn
162. Đặng Thế Phương/ TS Công ty dầu khí Vũng Tàu
163. Bùi Duy Quang/ TS khoa học. GS đại học Canađa
164. Đặng Xuân Quang/ 1973/ Thạc sĩ luật học. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
165. Nguyễn Đăng Quang GS/TS. Giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
166. Nguyễn Xuân Quang/ 1959/ C.Trong Thạc sĩ, nhà giáo ưu tú. Giảng viên trường ĐH Công nghiệp TPHCM
167. Phạm Nguyễn Quang/ 1959/ Giong 5/ Tiến sĩ Y học nha khoa. Hoa Kỳ

168. Tống Đình Quỳ/ TS. Giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
169. Lê Thị Quý/ TS. Viện Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia
170. Trần Tú Quyên/ 1969/ Giong 9/ Thạc sĩ Giáo dục/ TPHCM
171. Nguyễn Văn Riêm/ Cao học quản trị kinh doanh./ Hoa Kỳ
172. Đặng Đức Siêu/ 1933/ PGS. Nhà Giáo ưu tú. Nguyên giảng viên Hán Nôm trường ĐHSP
173. Đặng Quốc Sơn/ PGS/TS cơ khí. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
174. Nguyễn văn Tạo/ Tiến sĩ hoạ đồ
175. Đặng Thị Minh Tâm/ Cao học luật./ TPHCM
176. Phạm Ngọc Thái/ 1949/ Giong 5/ TS khoa học. ĐH kỹ thuật Quân sự/ Hà Nội
177. Đặng Xuân Thanh/ 1965/ TS. Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam
178. Nguyễn Thế Thanh/ TS vi trùng./ Hoa Kỳ
179. Phạm Ngọc Thanh/ TS triết học. ĐH KHXH&NV/ Hà Nội
180. Đặng Hữu Thành/ Cao học điện toán./ Hoa Kỳ
181. Đặng Kim Thành/ GS.Nguyên chủ nhiệm khoa lịch sử, HV Chính trị Quốc gia TPHCM
182. Đặng Thị Thành/ Tiến sĩ nông học
183. Đỗ Văn Thành/ 1972/ Giong 7/ Thạc sĩ mỏ địa chất/ Hà Nội
184. Phạm Quốc Thắng/ 1961/ Giong 5/ Thạc sĩ. Bộ Tư lệnh Hải Quân
185. Phạm Tất Thắng/ 1947/ Giong 5/ PGS/TS. Phó viện trưởng viện nghiên cứu Kinh Tế Thương Mại
186. Đỗ Thị Thảo/ 1974/ Giong 7/ TS sinh học.Viện TN & CN Quốc Gia./ Hà Nội
187. Nguyễn Văn Thẩm/ 1982/ Giong 10/ Thạc sĩ toán tin. Giáo viên ĐHSP Kỹ Thuật Nam Định
188. Đặng Đức Thi/ 1939/ Giong 6/ TS sử học. Nguyên giảng viên trường CĐ Sư phạm TPHCM
189. Nguyễn Xuân Thiện/ TS. Giảng viên trường ĐH Thương Mại
190. Đặng Xuân Thiều/ Giong 7/ Bí thư Đảng Bộ Văn Hoá, GĐ viện Bảo tàng CM Việt Nam
191. Đặng Quốc Thông/ TS cơ khí. GS trường ĐH Syracuse./ Hoa Kỳ
192. Đặng Xuân Thu/ 1938/ GS/TS khoa học. GĐ trung tâm nghiên cứu dân số & phát triển
193. Đặng Hữu Thụ/ 1919/ TS luật. Nguyên phó Chưởng lý toà Thượng thẩm Sài Gòn
194. Đặng Quân Thuỵ/ 1928/ Giong 13/ Uỷ viên BCH TW ĐCSVN. Phó Chủ tịch Quốc Hội. Trung tướng QĐNDVN
195. Nguyễn Thị Thuỷ/ 1973/ Giong 10/ Thạc sĩ văn hoá./ Hà Nội

196. Nguyễn Xuân Thuỷ/ 1958/ Giong 10/ Thạc sĩ tài chính. PGĐ Công ty bảo hiểm Bảo Việt
197. Phạm Thị Hồng Thuỷ/ 1960/ Giong 5/ Thạc sĩ kinh tế. PGĐ Sở Tài Chính Vĩnh Phúc
198. Đặng Hồng Tiệm/ TS toán. GS trường ĐH Reims./ Pháp
199. Lê Thị Thuỷ Tiên/ Cao học
200. Đặng Tiến/ TS. Giảng viên trường ĐH Thuỷ Lợi/ Hà Nội
201. Nguyễn Thế Tiến/ Cao học Hải Dương. Trường ĐH Thuỷ Sản Nha Trang
202. Nguyễn Việt Tiến/ 1954/ Giong 7/ PGS/TS Y học. Đại tá QĐND Việt Nam
203. Tống Sỹ Tiến/ 1945/ Giong 4 TS địa chất. Uỷ ban khoa học Nhà Nước
204. Vũ Tình/ 1949/ PGS/TS. PHT trường ĐH KHXN & NV, ĐH Quốc Gia TPHCM
205. Đặng Ngọc Tĩnh/ 1955/ TS Thuỷ văn. Trung tâm Quốc gia dự báo khí tượng thuỷ văn
206. Đặng Xuân Toàn/ TS hoá. Viện thiết kế công nghiệp hoá chất./ Hà Nội
207. Nguyễn Toàn/ 1969/ Giong 3/ Tiến sĩ điện tử. Hunggari
208. Phạm Nguyễn Quỳnh Trang/ 1962/ Giong 5/ TS Y khoa. Hoa Kỳ
209. Đặng Vũ Trí/ 1952/ Giong 12/ PGS/TS Mỏ địa chất. Tổng cục địa chất
210. Nguyễn Thị Trúc/ 1953/ Thạc sĩ ngoại ngữ Thông tấn xã Việt Nam
211. Đặng Đức Trung/ 1967/ Giong 4/ Thạc sĩ xây dựng Yên Bái
212. Nguyễn Xuân Trục/ 1935/ GS/TS khoa học. Nguyên chủ nhiệm Khoa cầu đường ĐH Xây dựng. Nhà giáo ưu tú
213. Nguyễn Trường/ Cao học/ Hoa Kỳ
214. Bùi Anh Tú/ TS. Phó viện trưởng viện hoá Bộ Công Nghiệp
215. Đặng Thị Ngọc Tú/ 1978/ Giong 5/ Thạc sĩ SP. Giáo viên Trường PTTH Kim Liên/ Hà Nội
216. Đinh Anh Tuấn/ 1978/ Thạc sĩ điện tự động Hải Phòng
217. Phạm Duy Tuấn/ Cao học./ Hoa Kỳ
218. Đỗ Bạt Tuỵ/ 1920/ PGS/TS Y học. Nguyên PGĐ bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM
219. Dương Thị Tuyến/ 1959/ Giong 5/ Thạc sĩ toán. PGĐ Sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc
220. Phạm Thị Kim Vân/ 1963/ Giong 7/ TS Sư phạm hà Nội
221. Phạm Vĩnh Viễn/ TS. Phó viện trưởng viện công nghệ thực phẩm
222. Nguyễn hoài Việt/ Cao học điện./ Hoa Kỳ
223. Nguyễn Xuân Việt/ Tiến sĩ

224. Đào Văn Xuân/ TS Luật./ Hoa Kỳ
225. Đặng Hồi Xuân/ 1929/ Giong 4 GS/TS Y khoa. Nguyên Bộ truởng Bộ y tế
226. Lê Thị Xuân/ 1974/ Thạc sĩ Y khoa trường ĐH Y Hà Nội
227. Nguyễn Thị Xuân/ 1980/ Giong 8/ Thạc sĩ Ngân hàng
228. Đặng Kỳ Xương Cao học, chuyên gia điện tử Hoa Kỳ
229. Nguyen Xuan Kham/ 1960/ BS Y Khoa, Thac Si Ky Su Dien Toan, Hoa Ky
230. Nguyen Dong Thai/ 1956/ Tien si Ky Su Hoa, Hoa Ky
231. Nguyen Thanh Thuy/ 1958/ BS Y Khoa TpHCM, dau dau ky thi 1976, BS Y Khoa Hoa Ky nganh Nhi Khoa va Noi Khoa

Mọi ý kiến đóng góp xin viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin chân thành cảm ơn!
read more “Vinh danh các cán bộ tri thức thời Tân học từ 1945 - 2009”

Ai về Hành Thiện mà... nghe

Ngày xưa, làng Hành Thiện (Nam Định) được các cụ trong làng vẽ hệt hình con cá chép và khéo léo chia đều con cá làm 14 khúc. Mỗi khúc là một xóm và mỗi xóm cách nhau đúng 60m. Riêng xóm nhà cố tổng Bí thư Trường Chinh dài 600m.
Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư TrườngChinh tại làng Hành Thiện

Từ bản đồ làng cho thấy, ngay đầu cá có một chữ Miếu, thờ ba vị thần đầu tiên đến đất này dựng làng. Sau mới đến chữ Thị - nghĩa là chợ của làng Hành Thiện. Từ rốn đến mang cá là khu dân cư. Riêng xóm nhà đồng chí Trường Chinh nằm ở giữa làng, nên dài nhất được 600m. Từ rốn cá đến đuôi, người ta ngăn một con đường vào xóm, một bên có chữ Hương Điền (ruộng làng) và một bên là nghĩa trang. Chỗ đóng khung có 2 chữ Nội tự - chính là ngôi chùa làng Hành Thiện. Chùa được xây dựng trên đất làng này từ năm 1588, nhưng từ ngày xây dựng đến nay, làng văn hoá này không nhận bất cứ một vị sư nào đến trụ trì ngôi chùa.

Theo dã sử ghi lại, làng Hành Thiện có từ thời các vương triều Trần giữ nước. Năm 1823, khi vua Minh Mạng lên ngôi năm thứ tư, thấy làng học hành đỗ đạt cao, lại chuyên làm những điều lành, vua liền ban cho làng 4 chữ Hán "Mỹ Tục Khả Phong" sơn son thiếp vàng và đổi tên làng thành Hành Thiện (Hành là làng, Thiện là lành).

Trong ngôi nhà cổ được xây dựng hơn 140 năm trước của cụ Đặng Xuân Bảng (ông nội Tổng bí thư Trường Chinh), chúng tôi được ôn lại câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Tổng bí thư mà rất đỗi tự hào. Theo gia phả gia đình, gia tộc ông có gốc gác họ Trần, thuộc chi Hưng Trí Vương, con trai thứ tư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông nội Trường Chinh là Đặng Xuân Bảng, từng đỗ Tam giác tiến sĩ đệ nhất danh và là một học giả có tiếng tăm đương thời… Còn thân phụ của ông là Đặng Xuân Viện, cũng là một học giả được đánh giá cao, dù không gặp may mắn trên đường thi cử.

Từ nhỏ, Đặng Xuân Khu (tên thật của đồng chí Trường Chinh) đã làm quen với Tứ thư, Ngũ kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về văn hoá và lịch sử theo truyền thống Nho học. Khi còn học ở bậc Thành Chung, Đặng Xuân Khu đã sớm bộc lộ tinh thần yêu nước. Ông tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khoá ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh và bị đuổi học. Sau đó, theo học ở Trường cao đẳng thương mại Đông Dương và tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí hội; tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản đảng ở Bắc Kỳ. Cuối năm 1930, ông bị Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La, đến năm 1936 ông được trả tự do.

Từ năm 1936 - 1940, ông là Xứ Uỷ viên Bắc Kỳ, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Uỷ ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ; làm chủ bút làm báo Cờ giải phóng; phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Tại Hội nghị Trung ương 7, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử làm Quyền Tổng Bí thư Đảng thay Nguyễn Văn Cừ. Tháng 5/1941, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng ban tuyên huấn Trung ương. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.

Nhớ lần về thăm quê cuối cùng của Tổng Bí thư Trường Chinh trong 2 ngày 10 và 11/11/1987. Sau khi hỏi han chuyện làng, chuyện xóm, Tổng bí thư kể lại: Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Đảng ta phải rút vào hoạt động bí mật, ông đã xách va li về lại ngôi nhà này để làm việc. Được một thời gian ngắn, bọn thực dân phong kiến địa phương phát hiện, chúng báo lên với mật thám Nam Định là "Đặng Xuân Khu đang hoạt động tại địa phương", lập tức ập đến bắt ông.

Hôm đó, ông chỉ kịp cho tư liệu đang làm việc trong ngày vào va li và nhảy ra vườn đằng sau chạy về phía sông Hồng, nhờ người dân chài lưới chở sang Vũ Thư, Thái Bình. Chính trong cái tủ đứng của ông còn một số trang bản thảo, thư từ, tư liệu chưa kịp mang đi, mẹ của ông thấy động đã nhanh chóng mang mẹt vơ tất thư từ, tư liệu vùi xuống chuồng chấu một cách an toàn. Ít ngày sau khi đã yên ổn, các đồng chí liên lạc đã về thưa chuyện, rồi cùng vợ ông mang tư liệu sang cho ông.

Tổng bí thư Trường Chinh mất ngày 20/8 năm Mậu Thìn, cùng ngày, cùng tháng với Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo.

Theo banduong.vn
read more “Ai về Hành Thiện mà... nghe”

Sách "Làng Hành Thiện thời Tây học cho đến năm 1954"

LỜI TỰA II *

Sau cuốn “Làng Hành Thiện và các nhà nho Hành Thiện triều Nguyễn” đã được nhiều độc giả thích thú, nhà biên khảo sử Đặng Hữu Thụ lại đến với chúng ta với cuốn “Làng Hành Thiện thời Tây học cho đến năm 1954”. Cũng như cuốn trước, đây là một công trình biên khảo công phu. Gần mười năm là khoảng cách thời gian giữa hai cuốn sách: điều này minh chứng sự cẩn trọng của tác giả trong việc sưu tầm, tra khảo tài liệu, kiểm chứng sự kiện.

Cuốn sách này có một tựa đề rất khiêm tốn, vì dường như chỉ nói đến sự việc liên quan tới làng Hành Thiện, một làng nhỏ miền Bắc. thật ra tầm vóc của cuốn sách vượt xa phạm vi của một làng, không hẳn vì làng Hành Thiện có những nhân vật lịch sử như Nguyễn Thế Truyền, Đặng Xuân Khu… mà vì cuốn sách đã có nhiều chương, nhiều đoạn nói đến những vấn đề chung của cả nước Việt Nam, và nhất là cuốn sách này đã soạn thảo theo một chiều hướng viết sử rất cận đại.

Trong năm chương đầu, tác giả đã đề cập tới bối cảnh chung của những người Việt Nam ham học từ đầu thế kỷ 20, từ việc tổ chức hành chính, chính sách của Pháp, ảnh hưởng văn hóa Pháp, những khía cạnh giáo dục (sự hình thành và phổ biến chữ quốc ngữ), kinh tế xã hội (học phí, đời sống cư xá…) tới khung cảnh những năm chiến tranh 1945 – 1954. Từ chương 16 tới chương 20 tác giả nói tới những vấn đề binh bị (tổ chức dưới thời Pháp thuộc cũng như trong thời kỳ Liên Hiệp Pháp), chính trị (các đảng phái), văn hóa (văn thơ, nhạc, họa…), xã hội (quang cảnh đời sống…), tất cả những khía cạnh này có ảnh hưởng chung tới toàn dân Việt Nam, chứ không hẳn giới hạn trong phạm vi người Hành Thiện. Trong các chương còn lại (các chương 6 tới 15), tuy để nói về các nhân vật Hành Thiện xếp theo từng ngành chuyên môn, trong mỗi đầu chương, tác giả đều có một đoạn khá dài tả việc tổ chức học hành thi cử và nghề nghiệp của từng ngành. Các đoạn này tất nhiên có giá trị chung cho cả nước Việt: thí dụ như trong ngành Y Dược, tác giả tả rất rõ về ngành Y sĩ, Dược sĩ Đông Dương trước năm 1954.
Giá trị của cuốn sách cũng được thể hiện trong phương pháp viết sử. Tác giả đã tra cứu một cách nghiêm túc, đã nghiên cứu các sự kiện một cách có hệ thống và trình bày nội dung một cách rất mạch lạc, đúng như tiêu chuẩn của các học giả Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… đã đề ra. Tác giả Đặng Hữu Thụ còn đi xa hơn nữa vì ông đã theo đúng đường lối của trường phái lịch sử mới, xuất hiện ở bên Pháp vào thập niên 60, có xu hướng tìm kiếm những phương pháp mới, dựa trên những dữ kiện có tính cách toàn thể của một thời đại, không những dùng sách vở hoặc văn kiện mà còn dùng các phương tiện khác, như phỏng vấn, thăm dò tại chỗ… Tất cả những phương pháp này đưa tới một khoa học mới mà ta có thể tạm gọi là khoa nhân chủng lịch sử học. Các cuốn sách của tác giả Đặng Hữu Thụ làm chúng tôi nhớ tới cuốn “Montaillou, village Occitan” của sử gia Pháp Emmanuel Le Roy Ladurie, do nhà sách Gallimard xuất bản năm 1972. Trong sách này sử gia Le Roy Ladurie áp dụng các phương pháp dân tộc học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học… tả lại đời sống trong một làng nhỏ bên Pháp và có nhiều đoạn có thể được đọc say mê như đọc tiểu thuyết. Trong sách của ông Đặng Hữu Thụ, độc giả cũng tìm thấy nhiều chi tiết rất lý thú về đời sống nhiều nhân vật làng Hành Thiện. Cách viết này đánh dấu một chiều hướng viết sử hiện đại, không chú trọng tới các biến cố lớn, các triều đại, mà chú trọng tới những giá trị căn bản của con người.

Tất nhiên khi đem tâm tình viết lịch sử, và viết một cách đam mê (như Hegel đã nói: “nếu không đam mê thì không làm được việc lớn”) nhất là trong hoàn cảnh một người trong cuộc, của một tác nhân có ảnh hưởng tới thời cuộc, người viết không thể hoàn toàn khách quan (như một sử gia ngoại quốc viết về Việt Nam chẳng hạn).

Đối với người đồng hương Hành Thiện, cuốn sách này rất cần thiết để bổ sung và điều chỉnh lại các gia phả nhiều họ trong làng, vì mỗi nhân vật trong cuốn sách này đều được kể lại theo dòng dõi gia phả. Như ông Đặng Hữu Thụ đã viết, nhiều cuốn gia phả hiện có của nhiều dòng họ không được kiểm điểm cặn kẽ, nhất là trong các mục học hành và bằng cấp nên có nhiều điều sai sót. Vì ông Đặng Hữu Thụ đã kiểm tra theo các tài liệu chính thức của các kho tài liệu Pháp tất cả các bằng cấp chức vụ của các nhân vật nói trong cuốn sách này, nên các điều ông viết rất chính xác.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu cuốn “Làng Hành Thiện thời Tây học cho đến năm 1954” của tác giả Đặng Hữu Thụ với độc giả. Đây quả là một công trình nghiên cứu đồ sộ, một tài liệu lịch sử có tầm giá trị quan trọng vượt hẳn chủ đề cuốn sách. Cuốn sách này xứng đáng để phổ biến không những cho những người làng Hành Thiện tại hải ngoại, cho người làng tại quốc nội, mà còn cho cả những sinh viên, những nhà nghiên cứu về sử học trong cũng như ngòai nước, và nói chung là cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam cận đại.

Nguyễn Thế Văn
Paris, ngày 30 tháng 6 năm 1999


* Đây là lời tựa thứ 2 cho cuốn Làng Hành Thiện thời Tây học cho đến năm 1954 - quyển thượng (Melun 1999) của tác giả Đặng Hữu Thụ, một luật gia, cựu Phó Chưởng Lý tòa Thượng thẩm Sài Gòn, cư trú tại Pháp từ sau 1975.
read more “Sách "Làng Hành Thiện thời Tây học cho đến năm 1954"”

Ngôi làng "cổ tích"

Tên ngôi làng "Hành Thiện" gắn với một câu chuyện đẹp về vị vua có trí và có đức - Vua Minh Mạng. Khi lên ngôi, yêu mến ngôi làng nhỏ có rất nhiều người đỗ đạt cao, người dân chân thật, hồn hậu, chuyên làm điều thiện, vua Minh Mạng đã ưu ái ban tặng cho làng 4 chữ sơn son thiếp vàng: "Mỹ tục khả phong" và đổi tên thành Hành Thiện.

Làng Hành Thiện thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Làng được chia thành 14 xóm, tương đương với 14 khúc trên mình con cá chép, mỗi xóm cách nhau đúng 60 mét (con số này chính xác đến từng milimet). Đây là nét rất độc đáo của ngôi làng cổ này. Bản đồ của làng được lập rất công phu, thể hiện trình độ học vấn và sự uyên thâm của các bậc tiền nhân. Ở chính giữa đầu cá có chữ Miếu, chính là miếu thờ thần dựng làng, xuống dưới một chút là chữ Thị - khu chợ, nơi tụ họp đông đúc, thể hiện nét văn hóa phồn thực của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn về phía cuối bản đồ, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy chữ "Nội tự", đây là ngôi chùa làng Hành Thiện (có tên gọi khác là chùa Keo Hành Thiện hay Thần Quang Tự).

Người xưa có câu "Đậu phụ Thủy Nhai, tú tài Hành Thiện". Ngôi làng nhỏ bé Hành Thiện ấy nổi tiếng là đất học, có nhiều người đỗ đạt. Dù trong giai đoạn lịch sử nào, làng Hành Thiện cũng xuất hiện những con người kiệt xuất, làm rạng danh quê hương, đất nước. Dưới thời phong kiến, làng có 419 người đỗ đạt, trong đó có 7 vị đại khoa, 3 tiến sỹ, 4 phó bảng, 97 cử nhân. Sử sách cũng đã ghi lại có những gia đình ở làng Hành Thiện có 9 người (cha - con, chú - cháu) cùng đi thi, có 7 người đỗ cao. Giai đoạn học chữ Pháp tuy rất ngắn, nhưng làng Hành Thiện cũng có 51 vị ghi danh. Trong đó có một tên tuổi đã trở thành niềm tự hào của dân làng Hành Thiện, Đặng Xuân Khu (tức cố Tổng Bí thư Trường Chinh). Cũng trong giai đoạn lịch sử này, Trường sơ học Hành Thiện được thành lập và xây dựng từ tiền công quỹ của làng, dạy học trò đến lớp nhất tiểu học (lớp vỡ lòng). Những cái tên Nguyễn Thế Rục, Đặng Xuân Khu, Đặng Xuân Thiều đã làm rạng danh làng học trong thời kỳ đầu của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong những giai đoạn tiếp theo, làng Hành Thiện là nơi sinh dưỡng cho đất nước những người con ưu tú, nắm giữ những cương vị chủ chốt trong quân đội và các cơ quan Trung ương. Dù ở cương vị nào, những người con Hành Thiện cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, một lòng vì Đảng, vì nhân dân. Không thể kể hết những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng cho những người con làng Hành Thiện. Sự nghiệp đổi mới của đất nước đang giành được những thắng lợi bước đầu, làng Hành Thiện lại tiếp tục góp sức cùng cả nước bằng tài năng, trí tuệ của mỗi thế hệ người Hành Thiện hôm nay.

Chùa Keo Hành Thiện được xây dựng theo kiểu "Nội nhị công, ngoại thất quốc" trên diện tích 5 mẫu Bắc Bộ (tương đương 1,8 ha). Chùa có quy mô bề thế với 13 tòa rộng. Dãy dài gồm 121 gian tạo thành những cụm kiến trúc hài hòa, cân đối. Chùa còn giữ được nhiều mảng chạm khắc mang đậm phong cách thời Hậu Lê và nhiều cổ vật, cổ thư có giá trị như sập thờ, tượng Đại Pháp thiền sư Không Lộ bằng đồng, chuông, khánh đồng, bia ký, hoành phi, câu đối và các sắc phong của nhiều triều đại. Sau chùa Phật là đền Thánh thờ đức Thánh Tổ Đại Pháp thiền sư Không Lộ họ Dương, người đã có công thờ vua giúp nước, được nhân dân kính trọng.

Chùa Keo Hành Thiện đã được liệt vào danh sách cổ tự theo nghị định của toàn quyền Đông Dương và được xếp hạn di tích lịch sử năm 1962 theo Quyết định của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin). Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán và các ngày từ 13 đến 15 tháng 9 âm lịch, lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức rất long trọng với nhiều hình thức vui chơi bổ ích như bơi chải, thi đánh cờ, thi nấu cơm, thi ném pháo...

Theo tổng điều tra dân số (năm 1999), làng Hành Thiện có 6.230 người, 12% trong số đó có bằng cử nhân trở lên. Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm làng có trên dưới 30 học sinh thi đỗ và các trường đại học, cao đẳng. Đây sẽ là lực lượng kế cận các bậc tiền bối, tiếp nối truyền thống người Hành Thiện.

Niềm tự hào của người Hành Thiện

Đó là nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh, thuộc xóm Bảy, làng Hành Thiện. Ngôi nhà này do Tiến sỹ Đặng Xuân Bảng xây dựng vào năm Nhâm Dần (năm 1903) cho người con trai thứ tư là Đặng Xuân Viện. Trường Chinh là con trai cả của ông Đặng Xuân Viện.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương

tại Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Khu nhà trên gồm năm gian làm bằng gỗ lim, hướng Nam, lợp ngói ta, hai hồi và tường hậu xây gạch. Hai gian buồng ở hai đầu, có bức chạm ngăn cách với khu nhà khách ở giữa. Cửa hồi phía Đông thông xuống bếp rồi đến dãy nhà ngang lợp bổi, gồm năm gian nhỏ. Phía trước có tường hoa, sân gạch và một ao nhỏ nằm sát phía ngoài với đường giong. Bờ ao có một số cây lưu niên. Giáp đường là hàng dậu bằng tre được xén ngay ngắn. Lối vào là cổng gạch xây khá cổ kính. Bên cạnh khu nhà này vừa là ngôi nhà khách, vừa là nhà trưng bày lưu niệm, nguyên là nhà của ông Đặng Xuân Tiết - anh ruột ông Viện. Đây là ngôi nhà năm gian, bằng gỗ lim, nằm cùng dãy quay hướng Nam như ngôi nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh.

Khu nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh là di tích lịch sử gắn liền với thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất, giữ nhiều trọng trách quan trọng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất, giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng và Nhà nước, cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hàng năm, hàng ngàn lượt người đã về đây, từ các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đến các đoàn khách quốc tế, các tầng lớp nhân dân để tỏ lòng thành kính với một nhân vật lịch sử kiệt xuất trong lịch sử nước Việt.

Trích từ "Nam Định - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI"-NXB Chính trị quốc gia
read more “Ngôi làng "cổ tích"”

Sự tích Cửu công làng Hành Thiện

Khoảng Tây lịch 1740, đương Đời vua Lê Ý Tân, niên hiệu là Vĩnh Hựu thứ 6, Trịnh Doanh chuyên quyền, bốn phương rối loạn. Phía đông thời có Nguyễn Tuyến, Nguyễn Cừ ở xã Lịnh Xá, nổi quân làm loạn đã làm cho chúa Trịnh hao binh tổn tướng. Phía Nam lại có Vũ Đình Dung, người xã Ngân Già thuộc huyện Nam Châu (nay là Nam Trực), phủ Xuân Trường cùng với đàng tốt là Đoàn Chấn, Tư Cao giữ thôn Đà Ninh (thuộc xã Ngân Già là sào huyệt, trong đắp một cái hang rất kiên cố thừa cơ thường ra ăn cướp phố Nhân Ninh (nay là Trực Ninh). Quan Đốc chấn ở Bạch Hạc là Hoàng Kim Tảo cùng với bộ thuộc là Nguyễn Đức Siêu, Trần Danh Quán đem binh đến đánh thua trận đề bị chết. Từ đấy thế quân nghịch càng mạnh, đồ đảng đều là quân hung tợn, không sợ chết, gặp quan quân kéo đến chỉ cầm giao tay, xông ra trận chém văng mạng, vậy nên quan quân đénh mười bảy trận đều bị thua. Chúa Trịnh bèn đổi chiến lược, đem quân sĩ kéo về Nam đánh Ngân Già để tuyệt sào huyệt của quân nghịch.Khi Chúa Trịnh cùng chư tướng kéo về Nam qua làng Vũ Điện, huyện Nam Sang đóng quân lại một đêm. Ngày mai kéo đến sông Vị hoàng tiến lên tổng Đỗ Xá, huyện Giao Thủy; bấy giờ Đinh Văn Nhai, Nguyễn Đình Hoàn, Vũ Tất Thuận, Tương Thuông mỗi người giữ một đạo, Trịnh Doanh cưỡi voi đi trước kéo thẳng vào thôn Đà Linh, đại binh tiến đến vây bốn mặt, trận đánh rất kịch liệt. Bên nghịch bốn vạn quân bị chết quá nửa, thôn Đà Ninh, máu người lai láng. Vũ Đình Dung đã bị trọng thương, nhưng vẫn còn khảng khái, xông vào trước trận đâm chết quan quân hơn trăm người, quan quân sợ chạy, Đinh Văn Nhai la truyền ba quân rằng: “quân ta đừng sợ chết, lập công báo chúa ở ngày hôm nay, thằng nào chạy chém đầu làm lệnh”. Chúng nghe lệnh đều lại hăng hái xông vào trước trận vây đánh rất dữ và đâm chết được Dung.Dẹp xong quân nghịch, Chúa Trịnh mới tước khứ tên xã Ngân Già làm xã Lai Cách.Xã Ngân Già thuộc về phủ Xuân, cách xã Hành Cung (nay là Hành Thiện) cũng không xa mấy. Đương bấy giờ chỉ huy Lén, thiên hộ Định đều là người xã Hành Cung theo hầu ở phủ Chúa Trịnh, ỷ thế chuyên quyền, về làng hách dịch, huynh thứ trong làng ai cũng ghét mắng nhiếc hai tên ấy. Từ đấy lũ tên Lén để lòng hiềm khích, nhân việc giặc Dung, muốn trả thù huynh thứ, chúng bèn bày vẽ với Chúa Trịnh rằng: huynh thứ thông với bọn giặc Chúa Trịnh tưởng thật cho bắt bọn huynh thứ thông giặc nếu dân làng giấu diếm thì triệt hạ cả làng. Dân sự ai cũng lấy làm lo sợ.Trong làng huynh thứ là ông Đặng Khắc Tướng, Nguyễn Thiện tất cả 10 người bàn với nhau rằng “Lệnh Chúa nghiêm ngặt, nếu không ai ra, sợ Chúa sai quân về tàn phá, lại hại cả làng, bất nhược ta đánh liều lên kinh làm giấy khiếu nại oan, may mà Chúa có lòng minh xét không nghe lũ kia vu cáo thì là hạnh phúc thứ nhất, bằng không may thì dẫu phải hy sinh cho hương tộc cũng cam lòng”. Trong 10 người, ông Nguyễn Thiện dùi dắng không muốn đi còn chín ông đều khẳng khái ra đi, đến phủ Chúa Trịnh kêu oan, chúa Trịnh liền sai quân đem chém, duy có ông Nguyễn Thiện nói dối ở nhà lo tiền rồi trốn mất.Chín ông bị chết; tên Lén, tên Định lấy làm đắc chí mượn thế Chúa Trịnh đem quân về đốt phá chín nhà ông ấy, ruộng nương của chín ông thì chúng chỉ làm ngụy điền, tịch ký làm của công, còn dân làng thì không ai bị thiệt hại gì cả. Không bao lâu tên Định, tên Lén đều chết, điền sản của các ông ấy lại được phúc nguyên cũ, mà con cháu đến nay vẫn được thịnh vượng, còn dòng dõi tên Lén, tên Định tuyệt diệt đã lâu. Thế mới biết trời gần.Tính danh chín ông ấy như sau:

1/ Đặng Khắc Tướng, Quốc tử giám giám sinh.
2/ Phạm Bá Hiệu, huyện thừa huyện Yên Mô,
3/ Phạm Trọng Huyện, huyện thừa châu Điện Bàn,
4/ Đặng Bá Tích, phó sở xứ
5/ Đặng Trọng Đôn, phó sở xứ
6/ Đặng Nho Cẩn. phó sở xứ
7/ Lã Đăng Đạo, tri sự,
8/ Đặng Phạm Tế, tri sự
9/ Đặng Chấn Thuyên

Trích ở Đông Thanh tạp chí số 28 ngày 15-8-1933trang 742 xuất bản tại Hà Nội
read more “Sự tích Cửu công làng Hành Thiện”

Lễ hội truyền thống Chùa Keo Hành Thiện

Dưới đây là phóng sự Lễ hội truyền thống Chùa Keo Hành Thiện được Sở VHTT tỉnh Nam Định thực hiện vào tháng 3-2007, mời các bạn cùng theo dõi, bài cũng được đăng tại NDOL:


Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức vào rằm tháng 9 âm lịch hằng năm tại Ngôi chùa "Thần Quang Tự" hay còn gọi là Chùa Keo để mừng sinh nhật của vị thánh Không Lộ Thiền Sư (Dương Không Lộ).
Độc đáo nhất có lẽ là môn đua thuyền trải: có 15 xóm trong làng tham gia đua thuyền hay gọi là bơi trải, có tất cả 10 người trên thuyền trong đó có 1 người lái thuyền. Bơi trải ở Chùa Keo Hành Thiện Nam Định khác với các nơi khác, họ không ngồi bơi mà 10 người đểu đứng để chèo. Bắt đầu xuất ở trong sông con là sông làng khoảng 5-6km rồi bắt đầu ra đến sông Ninh Cơ nhánh của sông Hồng, bơi 3.5 Vòng sông rồi quay về bắt Têu trong sông con nếu đội nào về đầu thì sẽ dành giải nhất. Trung bình mỗi cuộc thi bơi trải diễn ra từ 3.5 - 4 h đồng hồ) Đây là môn thi đấu cổ truyền rất tuyệt vời đáng được ghi nhớ cũng như lưu trong sử sách của Dân tộc ta, và vẻ đẹp của nói khó ở môn thi nào có được.
read more “Lễ hội truyền thống Chùa Keo Hành Thiện”

Đất khoa bảng, quê mỹ nhân

Những tưởng câu nói: “Bắc Hà, Hành Thiện, Quan Diễn, Quỳnh Lôi” nói về các “miền gái đẹp” như vùng đất sông Lô nhưng hóa ra đây lại là câu vinh danh đất học và khoa bảng. Một làng có truyền thống hiếu học và nhiều người thành đạt, lại là nơi có lắm mỹ nhân...

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2007, có một điều bất ngờ đầy thú vị là một người con làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, vùng đất nổi danh khoa bảng trở thành Á hậu 2, đó là Đặng Minh Thu. Trước đấy, hai Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Diệu Hoa (1990) và Nguyễn Thu Thủy (1994) cũng là người quê ở Hành Thiện.


Đường vào xóm 7 làng Hành Thiện

Quê hương những người đẹp

Vượt qua thành phố Nam Định khoảng 30 km, chúng tôi có mặt ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường vào một buổi sáng. Trời mưa to nên đường làng vắng lặng, thoảng có người qua thì lại trùm kín áo mưa nên đi mãi mà chúng tôi vẫn chưa có cơ may được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cô gái làng.

Theo như chúng tôi được biết thì Hoa hậu Việt Nam 1994 Nguyễn Thu Thủy có bố là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi - Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - thuộc dòng họ Nguyễn ở làng Hành Thiện.

Hiện tại ông bà nội của Thu Thủy vẫn đang sinh sống ở quê. Hoa hậu Việt Nam 1990 Nguyễn Diệu Hoa thì có mẹ là người gốc làng Hành Thiện. Ông ngoại cô là Giáo sư y khoa Đặng Vũ Hỷ, cậu ruột là Giáo sư - Viện sĩ Đặng Vũ Minh nổi tiếng khắp vùng về tinh thần hiếu học và đỗ đạt cao.

Còn Á hậu 2 Đặng Minh Thu vừa đăng quang đêm 2/9 thì thuộc dòng họ Đặng Xuân ở Hành Thiện. Rời làng xuất cảnh sang Nga từ khi 3 tuổi, ký ức về quê hương của Thu rất ít nên cô chỉ biết quê mình ở Nam Định, thuộc họ Đặng Xuân ở làng Hành Thiện.

Thấy chúng tôi hỏi thăm về những mỹ nhân Hành Thiện đã từng đăng quang ngôi hoa hậu, á hậu của các cuộc thi người đẹp Việt Nam, ông Phó chủ tịch xã Xuân Hồng ngớ người ra: “Thế à! Giờ chị nói tôi mới biết đấy. Chúng tôi có biết thông tin gì đâu. Chắc các cô ấy chỉ là gốc gác ở Hành Thiện thôi chứ không phải người sinh sống ở làng. Người làng hiện tại mà có người đoạt giải lớn như thế, lại phát trên truyền hình thì chúng tôi biết ngay”.

Anh Phan Hùng Cường, cán bộ chuyên trách văn hóa xã cũng lắc đầu thành thật: “Quả thực là chúng tôi không biết gì thông tin về những người đẹp này cả. Chắc chỉ có đời cụ, đời ông, hoặc cùng lắm đời bố của họ là sinh ra ở Hành Thiện thôi. Còn họ hoặc sinh ra ở nơi khác, hoặc rời làng từ khi còn rất nhỏ. Còn nói về lịch sử thì Hành Thiện không nổi danh là “miền gái đẹp” như một số địa danh khác. Con gái Hành Thiện chưa thấy có ai đẹp nổi trội hẳn đến mức phải làm dư luận xôn xao”.

Nhờ sự dẫn đường của anh Phan Hùng Cường, chúng tôi tìm đến những người dòng họ Đặng Xuân hiện còn đang sinh sống tại làng. Anh Đặng Xuân Tiến, người duy nhất của họ Đặng Xuân ở lại làng trông coi nhà thờ cụ Đặng Xuân Bảng - ông nội cố Tổng Bí thư Trường Chinh - vui vẻ trao đổi với chúng tôi: “Tôi cũng có theo dõi cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt 2007 trên truyền hình. Khi xem phần dự thi của thí sinh Đặng Minh Thu, thấy giới thiệu quê ở Nam Định, tôi đã ngờ ngợ cô gái này thuộc dòng họ Đặng ở Hành Thiện. Thế nhưng vì thiếu thông tin nên khi tra gia phả tôi không thể tìm ra cô ấy thuộc chi nào, nhánh nào.

Đặng Minh Thu - cô gái đất khoa bảng

là ứng cử viên đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Thế giới.

Nhờ sự dẫn đường của anh Phan Hùng Cường, chúng tôi tìm đến những người dòng họ Đặng Xuân hiện còn đang sinh sống tại làng. Anh Đặng Xuân Tiến, người duy nhất của họ Đặng Xuân ở lại làng trông coi nhà thờ cụ Đặng Xuân Bảng - ông nội cố Tổng Bí thư Trường Chinh - vui vẻ trao đổi với chúng tôi: “Tôi cũng có theo dõi cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt 2007 trên truyền hình. Khi xem phần dự thi của thí sinh Đặng Minh Thu, thấy giới thiệu quê ở Nam Định, tôi đã ngờ ngợ cô gái này thuộc dòng họ Đặng ở Hành Thiện. Thế nhưng vì thiếu thông tin nên khi tra gia phả tôi không thể tìm ra cô ấy thuộc chi nào, nhánh nào.

Họ Đặng ở Hành Thiện có 4 dòng Đặng Đức, Đặng Khắc, Đặng Xuân, Đặng Ngọc. Còn như dòng họ Đặng Vũ bên ngoại của Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa thì là dòng con nuôi họ Đặng. Hiện tại, gia phả dòng họ Đặng Xuân có chép đến đời thứ 11, còn gia phả họ Đặng đại tôn thì ghi đến đời thứ 18. Gia phả chỉ ghi đến đời ông, thậm chí không có cả tên bố nên việc tìm ra tên con cái là rất khó.

Còn nói về con gái đẹp trong dòng họ Đặng Xuân thì hầu như thế hệ nào cũng có. Thế nhưng các cụ chỉ chú ý ghi chép về truyền thống hiếu học và thành đạt của dòng họ chứ chẳng ai ghi chép về sắc đẹp của các cô gái họ Đặng cả. Vì thế đến nay chúng tôi chỉ nghe phong thanh các bậc cha chú vui miệng trò chuyện về một bà, một cô nào đó rất đẹp trong họ nhưng chưa bao giờ được diện kiến. Vì những người đó hoặc là già cả, đã mất, hoặc là rời làng đi nơi khác từ rất lâu rồi”.

Luôn coi việc học tập là một nghề

Theo ông Nguyễn Đặng Hùng thì thời phong kiến, Hành Thiện có 419 người đỗ đạt, trong đó có đến 7 người đỗ đại khoa (3 tiến sĩ, 4 phó bảng), 97 cử nhân, 315 tú tài. Làng có 4 người làm quan thượng thư, 4 người là tuần phủ, 4 người là tổng đốc, 69 người làm tri phủ, tri huyện...

Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, Hành Thiện có 45 người là giáo sư, phó giáo sư; 166 người là tiến sĩ, thạc sĩ; 1.493 người tốt nghiệp đại học.

Hành Thiện còn là nơi xuất thân của 16 cán bộ cao cấp, đảm nhiệm các chức vụ từ Thứ trưởng đến Tổng bí thư của Đảng; 7 tướng lĩnh quân đội; 3 Anh hùng LLVTND.

Đặc biệt, đây còn là quê hương của đồng chí Đặng Xuân Khu, tức Trường Chinh, là Tổng Bí thư của Đảng nhiều năm, nhà lãnh đạo kiệt xuất, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Để có được truyền thống khoa bảng và hiếu học nổi danh khắp nơi là do người Hành Thiện luôn coi việc học tập là một nghề bên cạnh nghề làm ruộng và dệt vải. Người làng không sợ thiếu tiền của mà chỉ sợ thiếu chữ. Vì vậy người Hành Thiện đều cố công học chữ để làm người sống có đạo lý, có tri thức, phục vụ xã hội.

Có những người như ông Nguyễn Trọng Trù cảnh nhà hàn vi, nhờ tranh thủ học trong những lúc đi cày, đi bừa, giã gạo mà thi đỗ tú tài năm 19 tuổi, 25 tuổi thì đỗ cử nhân. Ông Nguyễn Đăng Thiện, đỗ tú tài năm 19 tuổi nhưng vẫn miệt mài theo đuổi đèn sách đến năm 60 tuổi mới thi đỗ cử nhân.

Ông Đặng Vũ Tường, 4 lần thi đỗ tú tài, đến 53 tuổi thì đỗ cử nhân và được bổ nhiệm làm quan tri huyện. Theo quy định ngày ấy thì quan lại không được phép dự thi tiếp nên ông đã treo ấn từ quan để về quê tiếp tục sách bút và vào kỳ thi Hội năm 64 tuổi.

Người dân Hành Thiện vẫn nhớ về thần đồng Đặng Xuân Bảng (ông nội đồng chí Trường Chinh) như một điển hình cho truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng. Thời đó, ông Bảng nhà nghèo, không có tiền theo học thầy mà chỉ học cha là ông Đặng Viết Hòe mà đỗ Tiến sĩ năm 29 tuổi. Biết chuyện, Vua Tự Đức cảm phục đã ban cho bố con ông 4 chữ “Giáo tử đăng khoa” (Dạy con thi đỗ).

Những tưởng câu nói: “Bắc Hà, Hành Thiện, Quan Diễn, Quỳnh Lôi” nói về các “miền gái đẹp” như vùng đất sông Lô nhưng hóa ra đây lại là câu vinh danh đất học và khoa bảng. Một làng có truyền thống hiếu học và nhiều người thành đạt, lại là nơi có lắm mỹ nhân... Thật đúng là hiếm quá!


Hải Châu

Theo báo CAND


read more “Đất khoa bảng, quê mỹ nhân”

Thiền Sư KHÔNG LỘ

Thơ Không lộ Thiền sư

Thiền sư Không Lộ

(? - 1119)

(Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Dương, không rõ tên thật là gì, quê ở làng Hải Thanh. Ông cha chuyên nghề chài lưới, đến đời Sư mới bỏ nghề ấy đi tu đạo Phật. Khoảng niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Sư theo Thiền sư Lôi Hà Trạch xuất gia, cùng làm bạn với Thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh.

Phong cách Sư thoát tục, ăn mặc thế nào xong thôi, không vướng mắc vật chất thường tình, chỉ tinh chuyên Thiền định, trải bao năm tu tập, ăn cây mặc cỏ, quên cả thân mình.

Sau khi đắc đạo, Sư có thể bay trên không, hoặc đi trên mặt nước, cọp thấy phải cúi đầu, rồng gặp cũng nép phục. Những pháp thuật thần bí của Sư không đo lường được.

Đến ngày 3 tháng 6 năm Hội Tường Đại Khánh thứ mười (1119) đời Lý Nhân Tông, Sư viên tịch. Môn đồ làm lễ hỏa táng, thu xá-lợi, xây tháp thờ ở trước chùa Nghiêm Quang(1) là nơi Sư trụ trì.

Tác phẩm của Sư có bài kệ Ngôn Hoài và bài thơ Ngư Nhàn.


Kệ Ngôn Hoài

Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư.
Hữu thời trực thướng cô phong đảnh,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Dịch:

Lựa nơi rồng rắn đất ưa người,
Cả buổi tình quê những mảng vui.
Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm,
Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời.

(Ngô Tất Tố)

Thơ Ngư Nhàn

Vạn lý thanh giang vạn lý thiên,
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.
Ngư ông thùy trước vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.

Dịch:

Muôn dặm sông dài, muôn dặm trời,
Một làng dâu giá, một làng hơi.
Ông chài mê ngủ, không người gọi,
Tỉnh giấc quá trưa tuyết đầy thuyền.




(1) Thiền sư Không Lộ chùa Nghiêm Quang: Chùa Nghiêm Quang đổi tên là Thần Quang (1167), nguyên ở hữu ngạn sông Hồng đã bị hủy hoại vì bão lụt. Năm 1630 dân sở tại dựng lại chùa ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Vũ Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, thường gọi là chùa Keo dưới.

Theo Phật sự Thường Chiếu

read more “Thiền Sư KHÔNG LỘ”

Giai thoại về cụ Tả Ao

Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất của cụ Tả Ao là chữa thế đất cho làng Hành Thiện ở Nam Định: cụ đi tới làng Hành Thiện thấy đất làng hình con cá chép bơi ra biển, phù sa mỗi ngày một bồi thêm đất làm làng hưng phát, chỉ hiềm con cá chép không có mắt nên không phát khoa danh. Dân làng nghe cụ nói bèn hậu đãi trà rượu và khẩn khoản xin cụ đặt lại hướng làng. Cụ Tả Ao thấy dân làng tử tế liền chỉ cho làng đào một cái giếng lớn làm mắt cho con cá chép, từ đấy dân làng bắt đầu phát khoa danh, nhất là họ Đặng.

Bản đồ làng Hành Thiện được vẽ bởi ông Đặng Văn Lâm

Cụ Tả Ao đi xem đất suốt từ Nghệ Tĩnh ra các làng mạc ở khắp miền Bắc và trong gia phả của nhiều gia đình còn ghi lại những công trình địa lý phong thủy của cụ. Nhiều chuyện khôi hài do quần chúng thêm thắt như chuyện cụ Tả Ao thấy dân làng kia rất xấu tính mà lại xin cụ để kiểu đất nào có thể "đè đầu thiên hạ", cụ liền tìm cho làng một kiểu đất khiến dân làng dần dần theo nghề "húi tóc" có thể "đè đầu vít thiên hạ" đúng như ý nguyện!

Tương truyền cụ đang đi chơi ngoài bãi biển thấy sóng gió nổi lên ầm ầm biết là hàm rồng 500 năm mới há mồm một lần ở biển Đông, liền chạy về nhà mang cốt mẹ ra định ném xuống hàm rồng, nhưng vì thương tiếc chần chờ nên hàm rồng đóng lại, biển khép êm sóng lặng như trước!

Lúc sắp chết, cụ dặn con cháu khiêng mình ra miếng đất đã định trước là đất địa tiên "nhất khuyển trục quần dương" (một con chó đuổi đàn dê), nhưng không kịp đành dừng lại nửa đường phân kim lựa cho chính mình một miếng đất phúc thần đời đời ăn hương hoa mà thôi.

Theo Trung tâm 24x7

read more “Giai thoại về cụ Tả Ao”

Viết về thủy tổ dòng họ Đặng Hữu - Hành Thiện

Họ Đặng Hữu - Hành Thiện được bắt đầu từ cụ tổ Phụng Lộc Bá - Đặng Nhân Trí về dựng nghiệp tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định.

Đến nay đã qua 13 đời con cháu của cụ, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước dòng họ Đặng Hữu - Hành Thiện cũng có nhiều biến động. Các con cháu của cụ đã phân tán đi khắp nơi trên toàn quốc cũng như ra nước ngoài.

Để nhớ lại cội nguồn, tìm lại những người trong dòng tộc, dựa vào những tư liệu do một số người trong họ cung cấp tôi đã biên soạn phả hệ đồ này. Do tư liệu có hạn, người cung cấp thông tin cũng nhớ không chính xác vì vậy phả hệ đồ chắc chắn có nhiều sai sót.

Để giúp những thành viên trong dòng tộc có thể liên lạc được với nhau và để hoàn chỉnh được phả hệ đồ, tôi mong muốn nhận được sự đóng góp của tất cả các thế hệ con cháu của cụ Phụng Lộc Bá - Đặng Nhân Trí.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về :

Anh : Đặng Trần Ngọc

Địa chỉ: số 1 Ngõ 29/72 phố Thượng Thanh, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại : (04) 2238.2898 - 098.888.4474

Email: dangtranngoc@gmail.com

hoặc ông Đặng Văn Hoan

Địa chỉ: Khu chợ, xóm Thanh Nhân, xã Giao Thanh, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Điện thoại : (0350) 3741031 - 0985.810.316

Nguồn Việt Nam Gia Phả
read more “Viết về thủy tổ dòng họ Đặng Hữu - Hành Thiện”

Giáo sư Vũ Khiêu: “Học chữ để làm người!”

Mặc dù rất bận bịu (mỗi ngày phải tiếp tới 15-16 khách, cả khách đã hẹn trước lẫn những người đột ngột tới vì có công việc cần), ông vẫn dành cho chúng tôi trên dưới 30 phút để trò chuyện.

Giáo sư - AHLĐ Vũ Khiêu tại nhà riêng

Kẻ sĩ, cũng như những minh quân, càng cao niên càng dễ cảm thấy buồn và thấm thía hơn sự chông chênh của kiếp người có chữ, có chí. Đến như Nguyễn Trãi khi tóc pha sương cũng phải mượn câu thơ của Tô Đông Pha “Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn” (Người đời mà biết chữ thì nhiều lo lắng hoạn nạn) để hạ một câu tâm sự cháy gan ruột: “Pha lão tằng vân, ngã diệc vân” (Tô Đông Pha từng nói thế, ta cũng nói thế). Nhưng dù từng phải vận hạn thế nào thì một trí nhân đích thực khi đã vượt qua cái mốc “thất thập cổ lai hy” thì cũng nên nhìn xung quanh một cách vô thường, vẫn đắm đuối với những nỗi đời ấm lạnh, nhưng cũng đừng nên quá bi quan mà tổn “thọ lộc” trời cho.

Không hài lòng với hiện tại nhưng nhìn tương lai với những hy vọng - đó có lẽ là cách hành xử duy nhất đúng của các cao nhân trưởng lão. Tôi đã nghĩ như thế sau cuộc trò chuyện với Giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng Lao động thời đổi mới.


Cả làng cùng học

Thưa Giáo sư, ông là người làng Hành Thiện, cái nôi nổi tiếng của rất nhiều tên tuổi sáng chói trong bầu trời chính trị, văn học, nghệ thuật, khoa học Việt Nam. Đất sỏi trạch vàng, các cụ ta ngày xưa từng nói vậy. Có điều gì duy tâm chăng nếu ta giải thích hiện tượng nhiều danh nhân tầm cỡ quốc gia lại tập trung ở một làng nhỏ, đất chật người đông như vậy của tỉnh Nam Định, là ở yếu tố “địa linh nhân kiệt”?

Các bạn nghĩ thế nào, có gì thần bí hay không thì tùy, tôi cũng không biết nữa. Tôi thì tôi chỉ nghĩ rằng, mọi sự đều có tác động từ những nhân tố kinh tế - xã hội...







Tên khai sinh: Đặng Vũ Khiêu. Sinh ngày 19/9/1916 tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Từng là cán bộ thông tin, tự học mà nên. Từng giữ chức Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Phó Chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội, Viện trưởng Viện Triết học. Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có “Cao Bá Quát” (1970), “Ngô Thì Nhậm” (1976), “Nguyễn Trãi” (1980), “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của người trí thức Việt Nam” (1980), “Bàn về văn hiến Việt Nam” (3 tập, năm 2000)... Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (năm 1996).



Đất Nam Định cũng là nơi có truyền thống hiếu học, một trong những cái nôi nhân sĩ trí thức lớn nhất của Bắc Bộ. Tuy nhiên, ở Nam Định cũng không nhiều làng lại tập trung được đông các “danh gia vọng tộc” và những tài năng về mọi mặt như Hành Thiện. Tôi cứ mường tượng tới một điều gì đó giống như vận may hay cơ duyên kỳ ngộ mà đất trời mang lại, chứ không chỉ thuần túy do những cố gắng của con người...

Mỗi một làng có một nghề riêng, có đặc sản riêng, hình thành theo các điều kiện khác nhau trong lịch sử. Thí dụ, nổi tiếng về đồ gốm sứ tốt thì là làng Bát Tràng... Hành Thiện là nơi người đông đất hẹp, nghề phụ chỉ có nghề đi học và nghề dệt vải... Ruộng đất rất ít cho nên nông dân ở làng so với tỉ lệ của những nhà trí thức cũng thấp hơn. Từ đấy nên xây dựng được truyền thống hiếu học, gia đình nào cũng thế, không có tiền đi học ở bên ngoài thì học tập dạy dỗ lẫn nhau, cha dạy con, anh dạy em, chú dạy cháu, cứ thế từ đời này sang đời khác...

Tôi nhớ, Giáo sư từng viết về không khí học tập ở làng quê mình thời trước như sau: “Buổi sáng sớm trong vùng ấy đã vang lên tiếng đọc sách của con trai, tiếng đập vải của con gái xen lẫn tiếng sáo diều réo rắt suốt đêm. Con giai cố học giỏi thi đỗ, con gái gìn giữ nết na để phụng dưỡng cha mẹ, để giúp chồng ăn học, dễ dạy con cái nên người:

"Sáng trăng, trải chiếu đôi hàng,

Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ...”

Thực thơ mộng! Lớn lên trong không khí ấy thì không thể không mê nghiệp đèn sách. Tôi muốn nhờ Giáo sư lý giải hộ điều này: Phải chăng là vì một làng mà có nhiều người hiếu học và học giỏi nên vừa tạo được phong trào học hỏi lẫn nhau cũng như thi đua với nhau học tập, dòng họ này với dòng họ khác, người này với người khác... “Con gà tức nhau tiếng gáy” cũng là một kiểu thi đua cổ truyền của Á Đông...

Không có điều kiện để làm những nghề khác nên người làng tôi tập trung vào việc học tập. Đi học và dạy học là một cái nghề phổ biến. Tôi nhớ, ông nội cố Tổng Bí thư Trường Chinh là cụ Nghè Đặng Xuân Bảng, chỉ theo học cha mình mà đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn (năm 1856)...

Đó là dưới triều vua Tự Đức. Tôi cũng nghe nói thời ấy đỗ Tiến sĩ là khó khăn lắm, không nhiều người được vinh dự đó đâu...

Đúng. Bởi lẽ vua Tự Đức là người thông hiểu Nho học, giỏi thơ văn. Ông tự mình chấm Tiến sĩ, chứ không giao cho ai khác việc này. Khi cụ Đặng Xuân Bảng đậu ông Nghè, đã được vua Tự Đức ban cho biển đề: “Phụ giáo tử đăng khoa”, nghĩa là cha dạy con mà thành đạt! Vẻ vang thế đấy...

Nếu tôi nhớ không nhầm thì hình như cụ Nghè Đặng Xuân Bảng về sau có làm tới chức Tuần phủ tỉnh Hải Dương, rồi lại chuyển sang làm Đốc học tỉnh nhà Nam Định nên người ta hay gọi là Cụ Tuần Đốc...

Đúng thế. Cụ Tuần Đốc về sau cũng mở trường dạy học. Em ruột của cụ cũng từng làm giáo thụ ở phủ Kiến Xương bên Thái Bình. Bởi thế, học trò theo học các cụ rất đông... Con em trong nhà theo học cũng nhiều... Thân phụ của ông Trường Chinh cũng nổi tiếng về viết sách...


Phúc đức tại mẫu

Thế dòng họ Đặng Vũ của Giáo sư thì thế nào? Hình như một người bà con của Giáo sư, lương y Đặng Vũ Chương, có viết hai câu thơ nhắc tới truyền thống của gia đình dòng họ Đặng Vũ: “Một nét văn chương, một nét nhà, Một hồn thơ triết, một đời hoa...”.

Ông cụ trước tôi ba đời tới tuổi 40 mà chưa đỗ đạt gì cả. Về sau, ông cụ lấy một bà bên Trực Ninh làm vợ, tuổi lúc đó cũng gần 30. Xuất giá tòng phu, bà cụ về nhà chồng, chăm lo cho chồng ăn học. Hai cụ sinh được 6 người con, trong đó có hai con gái. Các cụ cũng bắt các con gái của mình phải chăm lo cho chồng ăn học. Hai người con rể của các cụ về sau đều đỗ cao, làm quan to lắm...

Tôi được nghe kể lại, gia đình các cụ hồi đó rất nghèo, cơm chẳng đủ mà ăn, phải ăn kèm cả cám, nhưng con cái trong nhà vẫn rất chí thú học hành. Tất cả 4 người con trai của các cụ về sau đều đỗ cử nhân hết, làng gọi là “tứ tử đăng khoa”... Trong chuyện này cần phải nói rằng, không chỉ nhờ cha dạy con mà còn ở phần rất lớn nhờ vai trò của bà mẹ dệt vải suốt ngày suốt đêm để nuôi chồng con ăn học. Phúc đức tại mẫu. Người đàn bà có vai trò rất quan trọng để tạo dựng nên truyền thống hiếu học của một làng quê. Các cô gái ở làng ngày xưa cũng thường chọn những người có chữ để lấy làm chồng...


Theo Hồng Thanh Quang


Công An Nhân Dân



Nguồn Dân trí
read more “Giáo sư Vũ Khiêu: “Học chữ để làm người!””

Ngày Lễ hội Làng Hành Thiện tại Paris

NGÀY LỄ HỘI LÀNG HÀNH THIỆN PARIS

Bình Huyên

Hội làng Hành Thiện do ông Đặng Vũ Nhuế làm chủ tịch. Ông sinh năm 1925, du học từ năm 1948. Ông là nhà khoa học, khảo cứu văn học, và dịch giả. Chính ông đã chuyển tác phẩm "Truyện Kiều và Tuổi Trẻ" của Giáo sư Phạm thị Nhung và Lê Hữu Mục sang Anh ngữ. Mỗi năm, một buổi hội làng được tổ chức, gồm có:

  • Tế lễ Thành Hoàng của làng

  • Thuyết trình văn hoá

  • Tiệc trà

  • Văn Nghệ

Khi được mời với tư cách thân hữu, người đến tham dự không phải đóng tiền. Ban tổ chức không nhận bất cứ quà gì, kể cả hoa. Hội làng Hành Thiện không dành riêng cho những người gốc làng Hành Thiện, mà chung cho mọi người đến từ ba miền Việt Nam. Làng Hành Thiện là biểu tượng về truyền thống văn hoá và hội làng. Hội viên đóng niên liễm 25 euros, góp vào việc in báo Hành-Thiện (mỗi năm 03 cuốn), chuẩn bị tiệc trà, và thuê phòng Khánh Tiết của tỉnh (thường là tỉnh Ivry-Sur-Seine ở sát Paris về hướng đông-nam, Métro "Station Mairie d'Ivry").

Báo Hành-Thiện được nhiều nhà khảo cứu hợp tác nên nội dung rất phong phú. Hành Thiện là một làng lớn cạnh sông Ninh-Cơ thuộc tỉnh Nam Định, Bắc Việt. Làng có diện tích rộng, dân số cao, văn học và kinh tế lâu đời. Nhân sự ở nước ngoài có trình độ kiến thức rất cao và đầy đủ điều kiện vật chất, nên đã lập hội làng Hành Thiện ở nhiều quốc gia tại Âu châu, Úc châu, Mỹ châu và Gia-Nã-Đại.

Năm nay, buổi hội làng Hành Thiện được tổ chức vào chiều Chủ Nhật 27 tháng 10, từ 14 giờ đến 17 giờ 30. Trọng Bình và Thùy Huyên nhận được hai lần giấy mời do bác sĩ thi sĩ Văn Bá và giáo sư nhiếp ảnh gia Bùi Sĩ Thành thay mặt Ban Tổ Chức gửi tới từ trung tuần tháng Chín 2002. Mặc dù công việc bề bộn, hai vợ chồng cũng cố thu xếp để tới tham dự đúng giờ. Địa điểm buổi lễ ở trong khu nhà khang trang gồm nhiều phòng lớn, ở ngay góc phố Robespierre, cạnh nhà thờ Saint Pierre, gần toà Thị trưởng. Bên trong cổng là văn phòng có hai nhân viên thường trực. Phòng Khánh Tiết dành cho buổi hội làng Hành Thiện dài rộng có đủ tiện nghị, thoáng mát. Sát tường trong cùng là bàn thờ Thành Hoàng Hành Thiện có treo câu đối chữ Nho, trên chiếc bàn gỗ kiểu cổ có lư hương, hai bên là cặp lọng đỏ viền kim tuyến. Đối diện bàn thờ là các hàng ghế lịch sự. Trọng Bình và Thùy Huyên gặp ngay cặp uyên ương thi sĩ Đỗ Bình và nghệ sĩ Thúy Hằng đứng cạnh ca sĩ Thanh Hùng, ban kịch Văn Bá gồm bác sĩ Nguyễn văn Ba tức thi sĩ Văn Bá cùng phu nhân Sylviane Nguyễn, luật sư Lê Vinh Quang và phu nhân dược sư Lệ Châu, ông Nguyễn văn Đức, bà Lệ Sương, cô Kim Hoa. Hai bên tay bắt mặt mừng. Trưởng ban tổ chức Đặng Vũ Chính tươi cười tiếp đón mọi người. Gian phòng đông đảo một cách mau chóng. Mặc dù đó là thời gian đổi giờ muà đông (ba giờ sáng Chủ Nhật thụt lại thành hai giờ sáng), quan khách đến rất đúng giờ.

Bên cạnh bàn thờ là Ban Nhạc gồm các nghệ sĩ Đoàn văn Linh, Minh Châu, Ngọc Bích. Buổi lễ bắt đầu sau khi chủ toạ là giáo sư Bích Thuận và phu quân Émile Hiếu được dẫn vào chỗ ngồi. Ba vị đội khăn mặc áo tế màu xanh với huynh trưởng Đặng Hữu Thụ đứng giữa ra đứng làm lễ tế Thành Hoàng trong bầu không khí trang nghiêm nhưng không kém phần thân mật. Tiếp đó, MC Đặng Vũ Chính nhắc lại lịch sử làng Hành Thiện, đọc chương trình, rồi giới thiệu ban thuyết trình gồm có thi sĩ Văn Bá cùng phu nhân Sylviane Nguyễn, ông Nguyễn văn Đức và bà Lệ Châu. Đề tài thuyết trình về Bác Sĩ Yersin, người có công lớn với dân Việt Nam. Trong 45 phút, bốn vị thay phiên thuyết trình bằng Việt ngữ và Pháp ngữ. Cử toạ hiểu rõ từng chi tiết về bác sĩ Yersin là người đã dành trọn đời mình cho dân ta. Ông đã khổ công nghiên cứu tìm ra vi trùng bệnh dịch hạch cùng cách chữa trị, cứu biết bao sinh linh tại Việt Nam và Đông Nam Á châu nói riêng, và toàn thể thế giới nói chung. Bài viết giá trị này sẽ được bác sĩ Nguyễn văn Ba tức thi sĩ Văn Bá xem xét kỹ lưỡng một lần nữa để cho ra mắt độc giả nay mai, theo lời hứa của bác sĩ với nhà văn nhà thơ Bình Huyên.

Sau bài thuyết trình, cử toạ được ít phút đứng lên, đi lại, hàn huyên với bạn bè, và làm vài việc cần. Trong số cử toạ còn thấy ông Vũ Hùng Nghiên cùng phu nhân (là cựu tham vụ ngoại giao của Việt Nam Cộng Hoà tại Thái Lan, bây giờ là nhà khảo cứu về chữ Hán), bà Đoàn văn Linh, nữ nghệ sĩ Ngọc Xuân (là ngườin có giọng ngâm thơ tuyệt vời, lại có tài làm thơ đậm đà), ông bà Đỗ Đăng Di, gia đình ông bà Trịnh Kim Giao-Đỗ Như Bích cùng con trai Trịnh Kim Khôi, nữ thi sĩ Hoàng Minh Tâm, ...

Giáo dư nhiếp ảnh gia Bùi Sĩ Thành tiết lộ: "Toà Thị Trưởng ấn định số người tham dự không được quá một trăm, vì lý do an ninh bảo hiểm." Tuy nhiên, con số ấy đã bị vượt quá. Thi sĩ Văn Bá mời một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo, trong có Trọng Bình và Thùy Huyên, lên trước bàn thờ để chụp ảnh, quay phim làm kỷ niệm. Tiếp đó, tiệc trà được Ban Tiếp Tân phân phối, mang mời quan khách, thân hữu. Ca sĩ Thanh Hùng mở đầu chương trình văn nghệ bằng hai bản “Làng Tôi" của Chung Quân và "Mấy Dậm Sơn Khê" của Nguyễn văn Đông. Khán giả say mê theo dõi tiếng hát hàng đầu từ trong nước ra hải ngoại, mặc cho năm tháng chồng chất mà âm lượng vẫn phong phú quyến rũ lạ thường. Tràng pháo tay thứ nhất tán thưởng nồng nhiệt níu kéo người danh ca ở lại máy vi âm. Tràng pháo tay thứ hai đưa người nghệ sĩ về chỗ ngồi trong nuối tiếc, nhưng đồng thời dẫn lên sân khấu thính phòng một nữ ca sĩ khả ái có giọng hát đầy sinh lực. Đó là nữ ca sĩ Kim Thu. Tiếp theo bản "Hoài Thu" ngây ngất của tác giả Văn Trí, nữ ca sĩ cống hiến khán giả bản "La vie en rose" (lời của Édith Piaf , nhạc của Louigy, sáng tác năm 1942), và nhận được những tràng pháo tay nồng hậu. Phòng Khánh Tiết tràn ngập đủ loại âm thanh cùng lời ca đầy nhiệt tình của các ca sĩ tài tử. Phong Thủy với "Thu Quyến Rũ" của Đoàn Chuẩn Từ Linh, được phu quân thổi kèn saxo đệm theo. Sau bản "Cánh Hoa Yêu", Ngọc Xuân trổ tài ngâm thơ diễn tả bài "Khát Khao" của bác sĩ thi sĩ Kim Thành Xuân. Hải Yến gợi nhớ nhạc sĩ Lam Phương với bản "Đường Về Quê",...

Buổi hội làng Hành Thiện chấm dứt trong âm thanh du dương chất chứa nhiều nuối tiếc cho một buổi chiều mùa Thu Paris trôi đi quá nhanh. Mọi người chia tay, nhìn nhau, thầm hẹn lần gặp gỡ sau. Tất cả hình ảnh, lời nói, tiếng nhạc tuôn ra khỏi cổng khu nhà khánh tiết, nhập vào bóng tối ngoài đường phố êm đềm giữa tỉnh Ivry-Sur-Seine thơ mộng, hoà vào hương vị cùng âm thanh cao sang từ kinh đô ánh sáng Paris đang ào ạt chạy tới, cám dỗ con người vào những thú vui ban đêm đang chờ đón khắp nơi!


Theo Tuần báo Đại chúng
read more “Ngày Lễ hội Làng Hành Thiện tại Paris”

Hành Thiện quê tôi (thơ Đặng Thị Phúc)


Làng tôi thơ mộng bên sông
Hình con cá chép tắm dòng nước trong
Mười hai xóm xếp song song
Như hàng vẩy cá vòng vòng ngang thân
Cuối làng mõm cá chợ đông
Đầu làng đuôi cá nâng nâng mái chùa.
Làng tôi đất học từ xưa
Trường Chinh rạng rỡ kế thừa danh nhân
Con đường đi học mòn chân
Sáng nay lại dẫn ta gần cố hương
Thong dong cùng bạn trên đường
Đồng quê gió nội đưa hương ngọt ngào
Cành tre bông lúa lao xao
Như reo, như vậy đón chào người thân
Sông ơi! Ta nhớ chị Hằng
Đèn hoa thuyền lướt đêm rằm Trung thu
Tiền Sơn * viếng cõi hư vô
Người xưa yên nghỉ ơn mưa Cửa Thiền
Vào nhà ánh nắng xiên xiên
Bà con mừng rỡ nỗi niềm buồn vui
Bâng khuâng lòng dạ bùi ngùi
Nhớ người, nhớ cảnh, nhớ thời ấu thơ
Giờ đây dấu cũ phai mờ
Còn cây khế ngọt đứng chờ đợi ta
Khế ơi mấy chục năm qua
Nay ta tựa gốc, tình nhà nghĩa quê.

*: Tiền Sơn: Nghĩa trang của làng đặt cạnh chùa

img_6577


-----------------------------------------------
Bài thơ Hành Thiện quê tôi được trích trong tập thơ thứ hai “Dòng sông xuân” (2007) của nhà thơ, cô giáo Đặng Thị Phúc, quê làng Hành Thiện, nguyên giáo viên trường Phổ thông Bắc Ninh và Hà Nội, nay là hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam, hội viên CLB Thơ Nhà giáo

read more “Hành Thiện quê tôi (thơ Đặng Thị Phúc)”

Giáo sư Anh hùng lao động Vũ Khiêu và truyền thống quê hương Hành Thiện

GIÁO SƯ ANH HÙNG LAO ĐỘNG VŨ KHIÊU

VÀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG HÀNH THIỆN

PGS.NGƯT ĐẶNG ĐỨC AN

1. Về truyền thống hiếu học, làng Hành Thiện từ thời xưa đã nổi tiếng có nhiều người khoa bảng. Câu ca dao: Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện thể hiện sự khen ngợi của nhân dân đối với hai địa phương có nhiều người đỗ đạt nhất miền Bắc.

Tại Hành Thiện, nhiều tấm gương sáng về chí học hành được dân làng lưu truyền: Ông Nguyễn Như Bổng trong suốt 40 năm qua đã dự tới 15 khóa thi Hương, 2 lần đậu tú tài, đến năm 60 tuổi mới đậu Cử nhân. Ông Nguyễn Đăng Thiện đậu tú tài lúc 17 tuổi, sau đó đậu thêm 6 khóa tú tài nữa, cũng đến năm 60 tuổi mới đậu Cử nhân. Ông Đặng Văn Tường – cụ của Giáo sư Vũ Khiêu – đã nêu một tấm gương sáng cho việc học tập và dạy con cái học tập. Ông đậu tú tài 4 khóa, đến năm 53 tuổi đậu Cử nhân. Ông được bổ làm tri huyện nhưng đã sớm cáo quan về làng học thêm và dạy học. Ông Nguyễn Ngọc Liên (con rể ông Đặng Văn Tường) sau khi thi đỗ Cử nhân đã tiếp tục đọc hàng ngàn cuốn sách đủ loại, nhờ đó có một kiến thức rất sâu rộng và đã đậu tiến sĩ. Ông Nguyễn Trọng Chu, nhà nghèo, khi đi cày đi bừa, giã gạo đều mang theo sách để học. Ông đậu tú tài năm 19 tuổi và đậu Cử nhân năm 25 tuổi. Ông Đặng Hữu Nữu, nhà nghèo, tình nguyện nấu ăn cho các bạn ở làng xa đến trọ học nhà thầy (cụ tú tài Nguyễn Như Bổng) để được ăn học miễn phí, ông đậu Cử nhân năm 19 tuổi. Ông Đặng Hữu Dương, anh ruột ông, nhà nghèo, sau khi đậu Cử nhân năm 10 tuổi[?], đã tới Huế học trường Quốc Tử Giám, nhờ đó đậu Tiến sĩ năm 30 tuổi. Ông là thân phụ của nhà cách mạng nổi tiếng Đặng Đoàn Bằng.

Ông Đặng Viết Hòe đậu tú tài 7 lần mà không đậu được Cử nhân, ông mở trường dạy học ở làng và tự mình dạy dỗ con mình học tập cho đến khi thành đạt. Hai con trai ông, một đậu Tiến sĩ (Đặng Xuân Bảng), một đậu Á nguyên (Đặng Ngọc Toản). Lúc cụ Đặng Xuân Bảng đỗ Tiến sĩ, vua Tự Đức ban cho năm chữ: Phụ giáo tử đăng khoa.

dscf0027

Khúc sông đầu làng

read more “Giáo sư Anh hùng lao động Vũ Khiêu và truyền thống quê hương Hành Thiện”