Cổ tích mới về “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện”

Thời Hán học, xã Cổ Am, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và làng Hành Thiện Xuân Hồng, Xuân Trường (Nam Định) sáng danh là làng khoa bảng “Đệ nhất đất Việt” về số người đỗ đạt cao trong các kỳ thi hương, thi hội; là miền quê giàu truyền thống yêu nước, cách mạng; là nơi “xuất khẩu” nhân tài cho Tổ quốc; trong đó có nhiều người giữ chức vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước, các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành khoa học xã hội nhân văn. Trong mạch chảy truyền thống, “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện” hôm nay lại viết thêm nhiều “sự tích” về sự nghiệp khuyến tài, xây dựng và phát triển bộ mặt nông thôn khởi sắc thời đổi mới.

article15891

Đình Phần- công trình kiến trúc cổ của Cổ Am

“Một thỏi vàng không bằng nang chữ”

Mặt trời đứng ngọn tre, thế nhưng tại thư viện xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng vẫn nươm nượp người dân đến đọc sách, báo. Phòng đọc nhà cấp 4, chừng 50m2 với 200 ghế ngồi, không còn một chỗ trống. Tất bật phục vụ người đọc, chị thủ thư Đào Thị Nguyên niềm nở với chúng tôi: “Đọc sách là một nét “cá tính” của người Cổ Am. Thư viện xã hơn 40 năm qua là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân”. Hỏi chuyện một bé trai, học lớp 4, về lịch sử, mảnh đất, con người, danh nhân, di sản văn hóa ở Cổ Am, em kể dõng dạc, tường tận, khá chi tiết. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, cụ lão tuổi ngoài 80, quay sang tâm sự: con trẻ ở đất này, từ nhỏ được giáo dục thông tỏ về truyền thống văn hiến của quê hương, dân tộc. “Ngọc bất trúc bất thành khí. Nhân bất học bất tri lý”. Đó là chính sách khuyến học, khuyến tài vì sự nghiệp trăm năm trồng người” ở đất Cổ Am này.

“Hải Dương tứ hổ, nhất Cổ vi tiên “ (Bốn con hổ lớn ở Hải Dương, chỉ có một Cổ Am đứng đầu). Xã Cổ Am xưa có tên là Úm Mạt thuộc tổng Đông Am, Hải Dương. 800 năm lịch sử sáng nghiệp, mảnh đất Cổ Am được biết đến “Cổ Am tiếng nhất xứ Đông” về truyền thống đất hiếu học, làng khoa bảng. Tọa lạc trên vùng hạ lưu sông Hóa, cách biển chừng vài dặm đường chim bay, đất và người Cổ Am tự thưở dựng ấp, lập thôn luôn luôn phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt. Đồng chua, nước mặn, đất chật, người đông, ấy cũng là cái duyên cơ mà người dân nơi đây, ngoài nghiệp trồng lúa còn có một thứ nghề: “Nghề học”. Đất nghèo sinh chí học. Từ thế kỷ 15. Cổ Am đã có hàng chục sĩ tử theo học tại Quốc Tử Giám, Chiều Văn Cát, Tứ Lâm cục... Nhà nho Trần Công Huân là người đầu tiên của làng đỗ Tiến sĩ khoa thi Quý Sửu (1733), nổi tiếng về tài thi phú, được người đương thời mệnh danh là một trong “Ngũ hỗ Tràng Am”. Cũng tại miền quê “linh địa này” Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã về đây ẩn cư và mở lớp học tại chùa Mét (di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia), đào tạo nhiều học trò nổi tiếng như: Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dư, Nguyễn Quyện, Lương Hữu Khánh... Đến thế kỷ 19, đất Cổ Am lại “cung cấp” cho đất nước một thế hệ hiền tài được mệnh danh là “Tứ Kiệt xứ Đông” (đó là” Nhất Đội, nhì Huy, tam kỳ, tứ Vượng). Sau Cách mạng Tháng 8-1945 đến nay, xã Cổ Am, có hơn 50 người được phong tặng học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ và hàng trăm cử nhân, kỹ sư. Bên cạnh đó, Cổ Am còn được biết đến là vùng đất giàu truyền thống yêu nước cách mạng, chi bộ xã Cổ Am là chi bộ đầu tiên của huyện Vĩnh Bảo được thành lập; cũng là xã đầu tiên của huyện được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Mỹ. Nâm 1946, Đảng bộ và nhân dân xã Cổ Am vinh dự được Bác Hồ tặng thư khen và ảnh Bác về thành tích “diệt giặc đói, giặc dốt”. Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc, có hàng trăm lượt người con quê hương lên đường bảo vệ Tổ quốc, trong đó có hơn 200 người là liệt sĩ.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Cổ Am chưa phải là xã mạnh về kinh tế, chưa thật nhiều ngôi nhà cao tầng, đời sống của bà con nông dân chủ yếu vẫn “trông vào cây lúa”. Nhưng, sự “giàu có” với nơi đây, quả như cách dẫn dụ của ông Trần Văn Hót, gia đình được cả vùng biết tiếng có nhiều con đỗ đạt: “Một thỏi vàng không bằng nang chữ. Dân Cổ Am chúng tôi thà bớt ăn, bớt mặc, thà cứ nhà tranh, vách đất, chứ nhất định không thể để cho con em thiếu chữ, thất học!”. Được biết hơn 10 năm nuôi các con học đại học “cơ nghiệp” của gia đình ông Hót chỉ là mấy sào ruộng. Cá chuối đắm đuối vì con. Thế là, người ở nhà cùng “đồng hành” với người đi học. Vợ chồng ông Hót động viên nhau, bươm chải lên thành phố làm mọi thứ nghề tứ giúp việc quán ăn, xe thồ, phụ xây, bán hàng rong để có kinh phí cấp cho con ăn học. Đến nay, các con ông đều tốt nghiệp các trường đại học Bách khoa Hà Nội, Học viên Ngân hàng, Đại học Giao thông vận tải, có công việc và thu nhập ổn định. Đưa có chúng tôi xem những giấy khen và ảnh các con ông xúng xính mũ áo cử nhân, ông Hót cười hềnh hệch: “Ôi dào, ở đất này, gia đình nghèo có con cái vào tất đại học như nhà tôi... đầy ra đấy!”.

Hai hôm lưu lại Cổ Am, đến thăm các xóm Lê Lợi, Minh Khai, Thuận Hòa, Gia Cát..., chuyện một nhà có nhiều con học đại học ở xã đúng là “đầy ra đấy!”. Gia đình ông Lực xóm Lê Lợi cũng có 3 người con đỗ đạt. Nhà bà Én ở xóm Thuận Hòa rất nghèo, hàng ngày bà bán rau ở chợ, chồng làm phụ hồ, nhưng hai người con trai đều học Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhờ đầu tư vào “nghề học” mà người dân nơi đây đã đưa cái tên Cổ Am vượt qua khỏi lũy tre làng, rạng danh khắp vùng miền Tổ Quốc. Đồng chí Đào Nguyên Cự, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Năm 1994, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cổ Am lần thứ 25 đã xác định: học là một nghề; đẩy mạnh sự nghiệp khuyến học, khuyến tài đến từng thôn xóm, dòng họ, toàn dân tích cực tham gia thực hiện. Hội nghị khuyến học của xã được thành lập năm 1993 cón sớm hơn hội khuyến học Việt Nam (1996), hiện có tổnh số quỹ gầy 250 triệu đồng; hàng năm, trao thưởng cho các em học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện, những em đỗ điểm cao trong các kỳ thi đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, hơn 20 dòng họ và các khu dân cư cũng đua nhau làm khuyến học. Các dòng học lớn như Đào Trọng, họ Đắc, họ Trần, họ Trịnh, họ Nguyễn, họ Bùi... Mỗi dịp giỗ tổ họ, đều tổ chức trang trọng lễ dâng hương, tuyên dương khen thưởng con cháu có thành tích xuất sắc trong học tập. Chỉ riêng 10 năm lại đây, cả xã có gần 400 em đã và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong nước. Năm đỗ cao có khoảng 60 em trúng tuyển đại học, cao đẳng, có nhiều con em học sinh Cổ Am đoạt giải quốc tế: Trần Trọng Đan giành Huy chương bạc kỳ thi Toán quốc tế (tổ chức tại Mehicô tháng 8-2005); Đào Thị Lan Phương giành Huy chương Vàng môn Pháp ngữ khối ASEAN (tại Xin-ga-po năm 2005); Đào Vĩnh Ninh giành Huy hương Bạc kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế và rất nhiều em đoạt giải cao kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thành phố và huyện.

Rạng danh "Đệ Nhất đất Việt"

Nếu xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) sáng danh "Cổ Am tiếng nhất xứ Đông) về truyền thống đất học, thì làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường (Nam Định) là quê hương của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, của cách mạng Việt Nam, là vùng đất "trai học hành, gái canh cửi" được vua Tự Đức năm thứ 16 sắc phong 4 chữ "Mỹ tục khả phong". Đó là minh chứng sinh động, chân thực về truyền thống thượng võ, trọng văn của dải đất "lý ngư" (hình cá chép) vượt vũ môn hóa rồng trở thành "Lý ngư địa xưởng nhân văn úy/ Kim biến thiên lai mỷ tục tồn" (đất hình cá chép nhân văn sản sinh ra nhiều người làm quan. Dù thời thế dẫu có đổi thay song mỹ tục đẹp mãi còn).

Trong lịch sử sáng nghiệp, lập ấp và phát triển, Hành Thiện luôn song hành với "thương hiệu" làng khoa bảng. "Đậu phụ Thủy Nhai, tú tài Hành Thiện". Thời Nho học, cùng với Cổ Am, làng Hành Thiện được xếp "Đệ Nhất đất Việt" về số người đỗ đạt cao trong các kỳ thi Hương thi Hội, thi Đình. Tại các khoa thi trong các triều phong kiến, làng có 7 người đỗ đại học (3 tiến sĩ, 4 phó bảng), 97 cử nhân, 315 tú tài. Người đỗ cao nhất là cụ Đặng Xuân Bảng (ông nội đồng chí Trường Chinh, đỗ Tam giáp tiến sĩ năm 1856). Theo các nhà khoa học, nếu tính cả số cử nhân và tiến sĩ từ thời Nguyễn đổ lại, các làng nhiều nhất như Đông Ngạc (Hà Nội), Quỳnh Lưu (Nghệ An) cộng lại, cũng chỉ bằng phần nửa của Hành Thiện. Còn chỉ tính riêng thời triều Nguyễn (1805-1915), làng có 88 người đỗ từ cử nhân đến đại khoa và gần 150 người đỗ tú tài. Nhìn chung, các sĩ tử xuất thân từ miền quê "trai học hành, gái canh cửi" đều trí tâm dùi mài kinh sử, vượt khó vươn lên; khi đỗ đạt làm chức quan cao trong triều, họ luôn giữ khí tiết, được nhân dân kính trọng. Đó là Thượng thư Bộ lễ Đặng Đức Địch, Tổng đốc Nghệ An Đặng Kinh Toán, Thị lang Bộ công Nguyễn Xuân Hiền, Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hân, Tổng đốc Hải Dương Đặng Đức Cường...

Có thể nói, so với các vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ, Hành Thiện là làng có trường học công lập sớm nhất. Năm Khải Định thứ 10, Tổng đốc Đặng Đức Cường cùng các vị hương quản đem đấu cố 36 mẫu ruộng để lấy kinh phí xây dựng trường học cho các con em trong làng theo học, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo. Từ xa xưa, 17 dòng họ trong làng đều có hương ước quy định và khuyến khích, khen thưởng những người đỗ đạt. Đặc biệt, nhân dân xây dựng đình làng không phải để thờ cúng các vị nhân thần, nhiên thần như xứ Đông, xứ Đoài, mà dùng làm nơi hội họp và đọc "Mười điều ban huấn" nhằm cổ vũ, động viên, khuyến học, khuyến tài. Đất linh ắt sinh nhân kiệt. Hành Thiện là miền đất hiếu học, trọng văn, thượng võ, là nơi "xuất khẩu" nhân tài cho đất nước. Từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay, làng có 116 giáo sư, tiến sĩ và có hơn 800 cử nhân, kỹ sư; trong đó, có nhiều người giữ chức vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước và là đầu ngành các ngành khoa học. Tiêu biểu là cố Tổng Bí thư Trường Chinh; cố Bộ trưởng Bộ y tế Đặng Hồi Xuân; Bộ trưởng Đặng Vũ Chư; Giáo sư Đặng Vũ Khiêu (giải thưởng Hồ Chí Minh); giáo sư Đặng Vũ Hỷ (giải thưởng Hồ Chí Minh); Giáo sư, tiến sĩ Đặng Viết Bích; các Giáo sư Đặng Vũ Minh, Phạm Ngọc Triều, Đặng Huy Hiền...

Không chỉ nổi danh về khoa bảng, Hành Thiện là quê hương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Mảnh đất này đã "gieo mầm" và tôi luyện những người cộng sản như các đồng chí: Đặng Xuân Khu (Trường Chinh); Nguyễn Thế Dục; Đặng Xuân Thiền. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mỹ, nhân dân Hành Thiện một lòng theo Đảng, theo cách mạng, đồng tâm "một tấc không đi, một ly không rời", bám đất, bám làng, trong đó có nhiều người con quê hương được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân như: Anh hùng Phạm Gia Triệu, Anh hùng Đặng Quốc Bảo, Anh hùng Đặng Quân Thụy...

Sức sống mới trên nền truyền thống

Với bề dài của vùng đất "địa linh, nhân kiệt", làng Hành Thiện hôm nay dang vững tiến trên con đường CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh và phong trào khuyến học, khuyến tài "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" là những huyền tích mới trong trang sử vẻ vang của vùng đất " lý ngư "thời đổi mới. Mỗi dịp về Hành Thiện để tìm một "lời giải" về thế đứng Hành Thiện, mắt thấy, tai nghe chuyện xưa, chuyện nay, chúng tôi càng thấu đáo lời tự sự của Anh hùng lao động, Giáo sư Vũ Khiếu khi ông viết về quê hương: "Hành Thiện đất đai chật chội, chẳng đủ cày ruộng thì phải cày sách, đỗ đạt rồi lại biết giúp nhau học tập. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Nói chung, vai trò của người phụ nữ là cực kỳ quan trọng. Ông tôi, nhà rất nghèo, ăn cơm cám thôi nhưng bà bắt chồng đi học, sau đỗ cử nhân, bắt bốn con đi học, cũng đỗ cử nhân hết; hai con gái lấy chồng cũng lo cho chồng đi học, một người đỗ tiến sĩ, một người đỗ cử nhân. Người phụ nữ ở Hành Thiện lấy chồng đều dồn hết tâm sức lo cho chồng thi đỗ..., chẳng thế người đỗ đạt, một phần ba khoa thi là dân Hành Thiện!".

Quả thực, phong trào khuyến học, khuyến tài cũng như những câu chuyện "cá chuối đắm đuối vì con" ở trên dải đất này thật cảm động. Tấm gương người mẹ Đặng Thị Huỳnh, chồng mất sớm, một hình tần tảo nuôi con là Đỗ Đức Địch ăn học, đỗ Phó bảng khoa thi Kỷ Dậu (1849), làm tới chức Thượng thư Bộ Lễ luôn là nét khắc cao đẹp về truyền thống hiếu học, trọng tài của làng, được các thế hệ con cháu truyền tụng và noi theo. Là một vùng quê thuần nông, lại cận giang, đất và người Hành Thiện từ thuở lập ấp, sáng nghiệp luôn phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt. Đó cũng là cơ duyên "chẳng đủ cày ruộng thì phải cày sách". Hạt gạo, hạt muối ở nơi đây dường như nửa để sống, nửa để nuôi con ăn học. Chính trong môi trường đó, mà ở làng Hành Thiện bao giờ thiếu các tấm gương hiếu học, thành đạt từ vượt khó. Câu chuyện về cụ Nguyễn Thị Phấn ở xóm 4, chồng mất sớm, một mình "thân cò lặn lội" nuôi 3 con ăn học thành tài được cả vùng biết tiếng, trân trọng. Đến nay gia đình cụ có 15 người con cháu có bằng đại học, trong đó cháu nội là em Nguyễn Ngọc Minh, đỗ thủ khoa Trường đại học Bách khoa Hà Nội đạt 30/30 điểm. Được đi du học tại Xin-ga-po, vợ chồng ông Nguyễn Tiến Lộc, ở xóm 7, thu nhập của gia đình chỉ "trông vào cây lúa", nhưng cùng động viên nhau thắt lưng buộc bụng nuôi các con thành đạt (2 tiến sĩ, 4 cử nhân, kỹ sư). Rồi nhắc đến vợ chồng anh chị Đào Thị Bình, Nguyễn Ngọc Tiến ở xóm 10, một gia đình thuần nông nuôi con ăn học, ai cũng cảm động và khâm phục, nhà nghèo để có kinh phí lo cho con ăn học, ông Tiến phải lên Hà Nội làm cửu vạn, ai thuê việc gì làm việc nấy, nơi quê nhà chị Bình vừa làm ruộng, lúc nông nhàn đi đồng nát, xoay đủ nghề để kiếm từng đồng để cho con đóng học phí. Giờ đây, bù đắp lại những năm tháng khó khăn vất vả của anh chị, là sự thành đạt của các con. Cháu lớn Nguyễn Văn Dũng tốt nghiệp loại giỏi Trường Đại học Mỏ- Địa chất ngành Dầu khí, hiện đang công tác tại Quảng Ninh; cháu Nguyễn Thị Dung tốt nghiệp đại học Giao thông vận tải có công việc và thu nhập ổn định; con trai út là Nguyễn Ngọc Diệp tốt nghiệp trường đại học Sư phạm Hà Nội về giảng dạy tại trường cấp III của huyện.

Đúng là, "có ruộng bề bề, không bằng có nghề trong tay". Người dân Hành Thiện tự bao đời nay, đã cùng "quyết" theo một nghề: "nghề học". Trao đổi với chúng tôi về sự nghiệp trồng người, đồng chí Nguyễn Đăng Hùng, Chi hội trưởng Hội khuyến học tâm sự: "Người Hành Thiện, chuyện gì có thể bất đồng quan điểm, chứ chuyện khuyến học, khuyến tài thỉ luôn cùng tiếng nói". Được biết, trong 5 năm qua, ngôi làng với hơn 1000 hộ dân nay, đã "xuất xưởng" tới gần 300 sinh viên đại học, cao đẳng. Năm 2005, cả làng có 72 em dự thi, thì có tới 57 đỗ đại học, cao đẳng. Năm 2006, tại lễ tuyên dương các em có thành tích cao trong kỳ thi đại học, có 52 em là tân sinh viên của làng được nhận phần thưởng. Như vậy, nếu tính từ thời Nho học đến nay, làng Hành Thiện có hơn 1000 người có trình độ từ đại học đến tiến sĩ, trung bình mỗi gia đình có một cử nhân, không ít gia đình có từ 5-10 cử nhân (còn gọi là: Tứ tử đăng khoa) như gia đình ông Tường, ông Hùng, ông Minh,ông Phấn... Tất cả các dòng họ trong làng đểu có người đỗ đạt, có học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ. Mỗi dòng họ có phương thức động viên con cháu theo cách riêng, nhưng đều hết lòng vì sự nghiệp khuyến học chung của làng. Ngay từ năm 1993, Hội khuyến học Hành Thiện được thành lập, kinh khí chưa nhiều nhưng đã động viên kịp thời con em; phát động sâu rộng phong trào khuyến học, khuyến tài đến từng thôn, xóm, thu hút toàn dân tham gia thực hiện. Đây cũng là cơ sở để người dân Hành Thiện đưa ra Nghị quyết: Phấn đấu đến năm 2010 sẽ phổ cập đại học cho thanh niên với chỉ tiêu 100% học sinh THPT đỗ đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề. Cũng từ chính sách "đầu tư vào nghề học" người dân nơi đây đã đưa cái tên Hành Thiện nổi tiếng khắp mọi miền đất nước. Đúng như nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) đã dẫn dụ một cách chân thực về truyền thống của đất và người Hành Thiện: "Trăng sáng trải chiếu hai hàng/ Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ".

Lê Việt Thắng


Nguồn Báo Hải Phòng

read more “Cổ tích mới về “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện””

Ông thủ từ khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Cách đây 27 năm, đích thân Tổng bí thư Trường Chinh sau 21 năm về thăm quê đã chỉ vào ông và nói: "Nếu đồng chí này vui vẻ nhận nhiệm vụ thì giao". Và cũng ngần ấy năm, ông Nguyễn Thế Hiệp vui vẻ nhận nhiệm vụ bảo quản, sưu tầm, giới thiệu khu lưu niệm cố Tổng bí thư tại xóm 7, thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Đầu xuân Kỷ Sửu, chúng tôi xuất hành tới đất học Hành Thiện. Ngôi làng hình cá chép thời Nho học có 419 người đỗ đạt cao, trong đó có 4 người làm quan Thượng thư, 4 quan Tổng đốc, 23 quan Giáp, 69 quan tri phủ, tri huyện…

Thời tân học, Hành Thiện đã sinh ra cho đất nước một đồng chí Tổng bí thư và 15 người là Thứ trưởng, tướng lĩnh, Anh hùng Lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng ở đất học Hành Thiện, đã có 45 vị Giáo sư và Phó Giáo sư. Đến Hành Thiện, chưa đến thăm khu lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh, chưa thể về, thầy giáo Mộng Anh, Trường THPT Xuân Trường giới thiệu với chúng tôi.

Thôn Hành Thiện có 14 xóm, khu lưu niệm nằm trong xóm 7. Ngay từ đầu xóm, chúng tôi đã rất ấn tượng với vẻ cổ kính của vòm cổng. Đi vào bên trong, một khung cảnh thôn quê với những ngôi nhà mái ngói, những vườn rau xanh mướt. Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh cũng bình dị như xung quanh. Nghĩa là cũng nhà ngói, nhà mái bổi, sân gạch, ao cá, cây ăn trái.

Ông Nguyễn Viết Điềm, bảo vệ khu lưu niệm cho biết, những ngôi nhà hơn 100 tuổi ở Hành Thiện còn nhiều lắm, có đến gần 300. Ngôi nhà của gia đình cố Tổng bí thư cũng được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Vẻ dân dã của nó rất dễ lẫn vào khung cảnh thanh bình nơi đây.

Chúng tôi khá bất ngờ khi tiếp xúc với thủ từ khu lưu niệm, ông Nguyễn Thế Hiệp. Ông có vẻ bề ngoài chất phác như những người nông dân luống tuổi dễ gặp ở quê. Nghe ông nói, chúng tôi vô cùng khâm phục về vốn kiến thức văn hoá cổ cũng như sự am tường chữ Hán Nôm ở người đàn ông này. Chúng tôi càng bất ngờ hơn khi biết, kiến thức của ông do tự học.

Sinh năm 1952, học chưa hết cấp II, ông đi bộ đội. Rời quân ngũ với thương tật 31% sức khoẻ, ông trở thành anh dân cày và lấy vợ sinh liền 4 đứa con. Công việc nhà nông vốn vất vả nhưng ông vẫn tích cực tham gia công tác xã hội.

Năm 1981, khi ông đang là Bí thư xã đoàn thì cũng là dịp Tổng bí thư Trường Chinh về thăm quê. Sau hơn 20 năm xa cách, trở về nếp nhà xưa, Tổng bí thư vô cùng xúc động. Đây là nơi Tổng bí thư sinh ra, lớn lên, lập gia đình và cũng có cả thời gian đồng chí về đây hoạt động cách mạng.

Trước đó, UBND xã, huyện, tỉnh đã có chủ trương xây dựng nơi đây thành khu lưu niệm. Thế nên, khi đồng chí Tổng bí thư về thăm quê đã đề xuất chủ trương này. Giữa những vị cán bộ chủ chốt của địa phương, đích thân đồng chí Tổng bí thư đã chỉ vào ông Nguyễn Thế Hiệp, khi đó mới 31 tuổi mà bảo rằng: "Nếu đồng chí này vui vẻ làm nhiệm vụ thì giao". Lời đề nghị giản dị của đồng chí Tổng bí thư lúc đó khiến ông vô cùng xúc động. Chắn hẳn, đồng chí Tổng bí thư rất hài lòng về câu trả lời của ông về gia thất, về đồ vật, đặc biệt là cách hiểu về 4 đôi câu đối, hoành phi treo trong nhà.

Theo ông Hiệp, ngôi nhà ngói đơn sơ của gia đình cố Tổng bí thư thời điểm đồng chí về thăm đang nằm trong diện bảo quản của chính quyền xã. Có lúc, ngôi nhà được trưng dụng làm trụ sở Hợp tác xã nông nghiệp, trụ sở UBND xã hoặc cho người dân ở nhờ. Còn trước đó, khoảng trước năm 1956, khi hai cụ thân sinh cố Tổng bí thư đi tản cư trong Thanh Hoá, nhà được gửi lại họ hàng. Năm 1956, hai cụ ra Hà Nội.

11_ong1299-to

Ông Nguyễn Thế Hiệp giới thiệu về khu lưu niệm.

Năm 1958, cụ ông mất. Năm 1960, cụ bà lại theo cụ ông về với tổ tiên, ngôi nhà tiếp tục được để cho họ hàng trông nom. Dù nhiều năm trôi qua, nhưng những vật dụng trong nhà vẫn để nguyên và bảo quản tốt. Chính vì vậy, khách đến tham quan khu lưu niệm hôm nay vẫn được sống trong không gian như thuở sinh thời của Tổng bí thư.

"Các cháu đọc "Lều chõng" của Ngô Tất Tố chưa?", ông Nguyễn Thế Hiệp chợt cất tiếng hỏi. Khi thấy chúng tôi cùng trả lời là đọc rồi, ông chỉ vào hai chiếc hộp gỗ để dưới chân hai bên bàn thờ và bảo "Lều chõng đây". Nói rồi, ông mở hộp và lấy ra những cuốn sách viết bằng chữ Hán. Đó là hành trang của thí sinh mỗi khi đi ứng thí. Ông lại mở hộp gỗ phía bên kia và lấy ra cái nồi đồng bé xíu. Ông giải thích rằng, nhìn vào cái nồi đồng chỉ nấu được khoảng một đấu gạo này, sẽ suy đoán ra, người sử dụng khi vào kinh thành dự thi không có người theo hầu. Thuở ấy, đường đi lối lại vô cùng khó khăn, gian khổ, trong dân gian có câu "Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang".

Vậy mới biết, việc dùi mài kinh sử của các bậc nho sỹ khi xưa vô cùng gian khó. Những hiện vật lều chõng một thời đang trưng bày trong khu lưu niệm này cho thấy truyền thống khoa cử của gia đình cố Tổng bí thư.

Chúng tôi đặc biệt thích thú khi nghe ông Nguyễn Thế Hiệp giới thiệu về bức hoành phi và các đôi câu đối. Đó là những kỷ vật những bậc tiền nhân trong gia đình cố Tổng bí thư đã được bạn bè thân hữu tặng. Đó là những đôi câu đối cuốn trúc, đôi câu đối tạo trên hình lá cây (lá chuối)… Mỗi hiện vật ngoài dấu ấn thời gian còn mang trong nó đậm nét văn hoá và lịch sử. Chúng chính là tộc phả bằng hiện vật. Phải là người am hiểu Hán Nôm, văn học của tiền nhân mới hiểu và giảng giải cho khách tham quan đầy đủ về thân thế, sự nghiệp của cố Tổng bí thư cũng như thân tộc ông. Từ một người văn hoá học bổ túc văn hoá cấp II, trong gần 30 năm tự học, ông Hiệp đã không ngừng trau dồi kiến thức mọi mặt để xứng với niềm tin được cố Tổng bí thư giao phó.

Trở lại cái ngày đáng nhớ được Tổng bí thư giao nhiệm vụ, ông Hiệp bảo rằng ngay sau đó ông chính thức trong "biên chế" trông coi khu lưu niệm. Lương của ông lúc đó được xã trả công là 1,6 tạ thóc một vụ. Nhưng với ông, công xá có hề chi. Ông được Tổng bí thư tin tưởng và giao nhiệm vụ đã là một niềm tự hào rồi.

Năm 1994, khu lưu niệm được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trước đó 3 năm, ông được vào biên chế của Phòng Văn hoá huyện. Một sự ghi nhận đóng góp của ông rất xứng đáng. Lại nói về việc học chữ Hán, ông bảo gia đình mình nhiều đời làm thủ từ ở chùa Keo (còn có tên gọi khác là chùa Hành Thiện). Ngôi chùa lớn vào bậc nhất vùng, ra đời từ năm 1588 nhưng đến nay chưa từng có sư trụ trì. Ngay thời còn để chỏm, các bé trai trong gia đình ông đã học Tam tự kinh. Ông dạy bố, bố dạy con….

Thế hệ này truyền cho thế hệ kia, cái vốn kiến thức nho học cứ thế ngấm dần. Nói rồi, ông lại chỉ cho chúng tôi xem bức chân dung vua Duy Tân hồi trẻ treo trên bức vách phía bên phải mà bảo rằng, chữ tượng hình có cái hay đặc biệt. Vua Duy Tân khi còn là đứa trẻ lên 10 đã từng đối đáp câu đối xách mé của một cố đạo người Pháp khi nghe hỏi: "Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ" (chữ "vương", nếu không còn nét dọc thành chữ "tam".

Ý của người này muốn nói đến ý đồ phân chia nước ta thành ba kỳ của thực dân Pháp (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ). Đức vua đáp lại ngay rằng "Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh" (chữ "tây" nếu bỏ phần đầu sẽ thành chứ "tứ"". Câu trả lời của vua Duy Tân hàm chứa quyết tâm bảo toàn lãnh thổ nước Nam ta.

Các bậc tiền nhân của gia đình cố Tổng bí thư treo ảnh vua Duy Tân là cách thể hiện lòng mến mộ và kính yêu. Dân gian từng lưu truyền câu chuyện, một lần đức vua nhỏ tuổi nghịch cát. Cận vệ mới đem nước cho đức vua rửa tay, nhà vua bỗng hỏi "tay bẩn lấy nước mà rửa. Nước bẩn lấy chi mà rửa?". Nói rồi, nhà vua tự trả lời "nước bẩn lấy máu mà rửa".

Chính bởi am tường các điển tích, điển cố nên ông Hiệp đã truyền cho khách tham quan niềm hứng khởi cũng như ý thức ham học hỏi. Bằng sự tự học và niềm tin yêu đối với người học trò giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Hiệp đã truyền thụ cho khách tham quan những giá trị chân thực từ những hiện vật đang lưu giữ.

Gần 30 năm gắn liền với khu lưu niệm, ông Hiệp không nhớ mình tiếp bao nhiêu đoàn khách trong và ngoài nước. Trong đó có các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh… Hiện nay, ông đã có hàng chục cuốn sổ lưu bút của những người đến tham quan.

Tại trang đầu tiên của cuốn sổ thứ nhất, có bút tích của Tổng bí thư Trường Chinh. Tổng bí thư viết: "Hai mươi mốt năm nay, trở lại quê nhà, tôi vô cùng phấn khởi thấy cuộc sống của bà con nhiều đổi mới và có nhiều tiến bộ. Đó là do đồng chí, đồng bào xã ta ra sức thi hành Chỉ thị của Trung ương và Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Tôi không năng về quê, vì bận công việc chung của cả nước. Tuy vậy, lòng tôi luôn luôn bên cạnh bà con và theo dõi từng bước tiến của quê hương. Chân thành chúc bà con xã nhà và đồng bào cả nước mạnh khoẻ và thu được nhiều thành tích trong sự nghiệp chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc". Phía dưới, Tổng bí thư ghi ngày 3 tháng 3 năm 1981 và ký tên Trường Chinh.

Với ông thủ từ Nguyễn Thế Hiệp, việc lưu giữ bút tích của Tổng bí thư Trường Chinh và các đoàn tham quan vô cùng quan trọng. Nó là chứng tích quan trọng, đôi khi mang dấu ấn lịch sử. Bút tích của Tổng bí thư vừa nêu trên là một ví dụ. Đoạn Tổng bí thư viết "Đó là do đồng chí, đồng bào xã ta ra sức thi hành Chỉ thị của Trung ương…" đã nhắc đến việc thực hiện Chỉ thị 100 CT/TW về nông nghiệp.

Đích thân Tổng bí thư đi kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này của bà con nông dân quê mình. Mang trong mình niềm tự hào là người con Hành Thiện, được đích thân Tổng bí thư giao nhiệm vụ, ông thủ từ Nguyễn Thế Hiệp vô cùng trân trọng những di huấn và hiện vật trong khu lưu niệm này.

Trong lộ trình phát triển du lịch của tỉnh Nam Định, khu lưu niệm này cũng nằm trong những điểm tham quan. Đến đây, rất nhiều du khách sẽ hiểu thêm về người chiến sỹ cách mạng Trường Chinh cũng như vùng đất giàu truyền thống hiếu học Hành Thiện.

Cao Hồng - Nguyễn Hương

Nguồn báo Công An Nhân Dân

read more “Ông thủ từ khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh”

“Thần đèn” di dời nhà trong khu tưởng niệm cố TBT Trường Chinh

"Thần đèn” đất bắc Đỗ Quốc Khánh sẽ tiến hành di dời 2 khối nhà nặng hàng trăm tấn trong khu tưởng niệm cố tổng bí thư Trường Chinh tại làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường.
Trao đổi với Dân trí, thạc sỹ Đỗ Quốc Khánh, người được mệnh danh là “thần đèn đất Bắc” cho biết: việc di dời 2 khu nhà này nằm trong hoạt động giải phóng mặt bằng quần thể lưu niệm cố TBT Trường Chinh.

Khu nhà thứ nhất là đài phát thanh huyện Xuân Trường, 2 tầng, diện tích mặt bằng khoảng 200m2, có trọng lượng khoảng 600 tấn. Công trình này từng được “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy tổ chức di dời cách đây 2 năm, đã “đi” được khoảng 10m nhưng đành bỏ dở và đến nay đã bị lún nghiêm trọng.

Công việc lần này của “thần đèn” Đỗ Quốc Khánh là nâng cao công trình này lên 70cm, chỉnh thẳng, di dời quãng đường khoảng 50m, xoay 180 độ và đặt vào vị trí móng mới.

thanden1-070808

Bản vẽ thiết kế việc di dời, xoay 180 độ công trình nặng 600 tấn (Ảnh: Phúc Hưng)

Khu nhà thứ hai là Trung tâm Dân số Gia đình và Trẻ em, 2 tầng, diện tích sàn 150m2, trọng lượng khoảng 400 tấn. Công việc của ông Khánh là nâng công trình lên cao khoảng 30cm, xoay 90 độ, di dời 12m vào vị trí móng mới. Trước đó, Công ty xử lý lún nghiêng Việt Nam sẽ tiến hành thiết kế, thi công làm đường, sàn quay… để phục vụ việc di dời.

Hợp đồng giữa Công ty xử lý lún nghiêng Việt Nam mà “thần đèn” Đỗ Quốc Khánh làm giám đốc và BQL khu tưởng niệm cố TBT Trường Chinh sẽ được ký kết trong sáng nay, 7/8. Kinh phí đã được duyệt là 970 triệu và công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.

Đánh giá về công trình lần này, “thần đèn” Đỗ Quốc Khánh cho rằng còn khó hơn việc di chuyển khối nhà nặng 3.000 tấn mà công ty ông thực hiện vào tháng 1/2008 do việc xoay xở các công trình luôn phải đúng yêu cầu kỹ thuật trong khi diện tích mặt bằng chỉ khoảng 1ha.

Phúc Hưng

Nguồn Dân trí

read more ““Thần đèn” di dời nhà trong khu tưởng niệm cố TBT Trường Chinh”

Bí mật nào khiến Người như vậy: Tình Yêu! (Phần III)

Tôi bắt đầu được sống trong thế giới tâm hồn Tuấn – Thư và diễn biến mối tình cảm động của họ. Ở đó tôi gặp những điều thật là mộc mạc, giản dị và gần gũi cuộc sống. Có lúc tôi thấy họ đang ngồi trong lớp học tranh luận một câu thơ, đoạn văn. Có lúc tôi thấy họ đang dạo bước trên bãi cát mịn màng nhặt hòn sỏi dẹt thi nhau thia lia rồi cùng đếm bước nhảy của hòn sỏi trên mặt sóng sông Đà... Tình cảm của họ và những người quanh họ vừa sục sôi vừa kìm nén để rồi cùng vỡ oà hạnh phúc.

Ngay từ những lá thư đầu tiên Tuấn làm quen với Thư, lời lẽ rất thẳng thắn, chân thành chỉ với nguyện vọng: Kết bạn. Và cái duyên đã gặp duyên, Thư đồng ý làm bạn với Tuấn. Đến lá thư thứ 2-3 trở đi, Tuấn đã nói rõ điều kiện gia đình và bản thân, cùng những khó khăn vất vả trong cuộc sống, sinh hoạt của riêng anh… Thư đã thực sự xúc động, thực sự đồng cảm và sẵn sàng chia sẻ với anh tất cả mọi điều.

Qua tấm ảnh Tuấn gửi cho Thư, thấy đôi chân của Tuấn co quắp tóp teo, Thư đã khóc rất nhiều và càng thương Tuấn hơn. Giao lưu tâm sự, Thư thấy Tuấn là người rất minh mẫn, am tường khá nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Là người tật nguyền đã lâu nhưng Tuấn không hề mặc cảm bi lụy. Tuấn có nhiều sở thích và quan điểm tương đồng với Thư. Được trò chuyện với Tuấn, Thư thấy rất thoải mái thú vị, không những thế, Thư còn học hỏi được ở Tuấn nhiều điều.

8313_tinhyeu_3

Thư đưa ông Tấn (bố Tuấn) đến thăm Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh
làng Hành Thiện

Với Thư, Tuấn thường xuyên khích lệ động viên và quan tâm chu đáo (điều mà lẽ ra Thư phải làm với Tuấn). Tất cả, tất cả những cái đó khiến Thư quý mến và cảm phục Tuấn. Dù tật nguyền về thể xác, nhưng Tuấn rất minh mẫn về trí tuệ, cao đẹp về tâm hồn. Thư nghĩ, có lẽ những người khỏe mạnh không phải ai cũng có được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ như Tuấn.

Về phía Tuấn - một người nằm một chỗ mà được tâm sự với một cô gái trẻ biết tôn trọng mình, thực lòng đồng cảm “niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa’’ thì còn hạnh phúc nào bằng. Nhất là một khi hai người lại đồng điệu về nhiều sở thích, cùng quan điểm, cùng những mối quan tâm chung thì niềm vui, hạnh phúc ấy lại càng được nhân lên. Vì vậy mỗi lần nhận và đọc thư của Thư, tinh thần Tuấn càng thêm lạc quan và cảm xúc thăng hoa.

Không chỉ quan tâm đến nhau, họ còn quan tâm đến người thân của nhau, coi bố mẹ, anh em của bạn như bố mẹ, anh chị em của mình. Ngoài những tâm sự về gia đình – xã hội, họ còn bình phẩm về một bài thơ, bài hát hay mà cả hai người cùng thích, cùng bình luận và nêu quan điểm về bất kỳ một vấn đề gì của xã hội mà họ cùng quan tâm. Đó là những vấn đề rất thực tế của đời thường, chứ không phải là chuyện trên trời dưới biển, viển vông, vô bổ.

Họ cứ thư từ qua lại như thế đến năm 2000. Và đã đến lúc Thư thực sự rung động. Trái tim của người con gái đã đập những nhịp đập của tình yêu. Mặc dù thời điểm này ở quê có 2-3 chàng trai đặt vấn đề tìm hiểu, nhưng trong trái tim và khối óc của Thư đã có bóng hình của Tuấn – một chàng trai tật nguyền nhưng rất giàu nghị lực.Thư muốn đem con tim yêu thương, tấm lòng chân thật tự nguyện hiến dâng cho Tuấn.

Rồi cũng đến lúc Thư nghĩ đến những tình cảm lớn hơn là bạn bè. Với suy nghĩ sau này khi bố mẹ Tuấn qua đời thì ai là người chăm sóc anh, Thư đã mong muốn mang đến cho Tuấn niềm hạnh phúc như người bình thường. Và, Thư đã dũng cảm vượt qua định kiến xưa nay đối với phụ nữ: “Trâu đi tìm cọc chứ ai đời cọc đi tìm trâu’’ để chủ động bày tỏ tình yêu với Tuấn. Thư đã đòi Tuấn vẽ đường để Thư lên Hoà Bình thăm anh.

Mặc dù đã được ngắm Thư qua ảnh, nhưng thật tâm Tuấn vẫn muốn một lần được nhìn thấy Thư bằng xương bằng thịt cho thỏa. Muốn đấy, nhưng Tuấn lại thấy thương và lo cho Thư một mình thân gái dặm trường đến quê người xứ lạ. Thư viết thư lên trấn an Tuấn: “Anh cứ yên tâm, Hà Nội, Hà Tây em đã qua, Yên Thủy, Kim Bôi, Hòa Bình em cũng tới rồi’’. Tuy vậy, Tuấn cứ lần lữa mãi…

Cho đến khi ông bà Tấn chuẩn bị tổ chức thành hôn cho em trai út của Tuấn vào ngày 18/12/2000, Tuấn xin phép bố mẹ rồi viết thư đồng ý cho Thư lên thăm Tuấn, gặp gỡ những người thân yêu của Tuấn và biết thêm thực tế về hoàn cảnh gia đình Tuấn. Kèm theo thư là sơ đồ hướng dẫn tỉ mỉ đường đi.

Một buổi sáng mùa đông se lạnh, Thư hối hả đạp xe ra bến xe Xuân Trường đi ô tô Nam Định - Hòa Bình. Đến ngã ba Kỳ Sơn, Thư xuống xe rồi rẽ phải, đạp xe xuôi sông Đà. Lúc này đã 12 giờ trưa. Với một chai nước mang theo và chiếc bánh mì lót dạ, Thư đạp xe gần 20 cây số đường đất gồ ghề, qua 5-6 con ngòi có cầu tre, gỗ bắc qua, vượt 4-5 con dốc ngoằn ngoèo qua xóm Đồng Sông, Nhà máy giấy và khu Cánh Chành để đến xóm Độc Lập xã Hợp Thịnh. Xa xa núi đồi trùng điệp. Trước mắt, sông Đà trong xanh lững lờ trôi. Thư cắm cúi đạp xe để nhanh chóng gặp người bạn tật nguyền đang mong chờ người tri âm tri kỷ.

Hơn 3 giờ chiều, Thư đã tìm đến được nhà Tuấn. Trong lúc mọi người đang tất bật cho ngày cưới, Thư bỏ chiếc xe đạp ngoài sân mà lao vào với Tuấn. Qua 6 năm giao lưu trên hàng ngàn trang giấy giờ mới được gặp nhau. Mắt trong mắt, tay trong tay kể sao cho hết nỗi niềm. Sau thoáng bàng hoàng, những người đang có mặt chuẩn bị cho đám cưới đã lẳng lặng quay ra để hai con người tri kỷ xa cách về không gian nay được thoả ước lần đầu gặp mặt. Thư cảm thấy như đang được ở nhà mình bên người thân yêu nhất. Sau 2 ngày vui với gia đình và thỏa sức tâm sự với Tuấn đã đến lúc Thư phải trở về Nam Định. Nói sao hết sự lưu luyến bùi ngùi. Họ bịn rịn chia tay, Thư hẹn ngày trở lại đất Hòa Bình.

Trở về Nam Định, nỗi niềm thương nhớ quặn thắt trong trái tim yêu của Thư. Thư muốn sớm trở thành người vợ của Tuấn, được gần gũi yêu thương và chăm sóc cho anh từng phút, từng giờ. Vì thế tình yêu trong Thư lại càng cháy bỏng hơn, lòng quyết tâm để trở thành người vợ của Tuấn ngày càng cao hơn.

Trong khi đó, con tim Tuấn thổn thức tình yêu nhưng lý trí của Tuấn lại băn khoăn trăn trở: “Mình là người tật nguyền nên dù rất yêu Thư nhưng nếu thành vợ chồng thì người yêu mình sẽ khổ. Mình không thể làm cho vợ được sung sướng. Mình có lành lặn đâu mà âu yếm cho vợ được hạnh phúc. Mình không thể là bờ vai nương tựa, là trụ cột gia đình nếu đi đến hôn nhân”.

Nhận được những lời ngay thẳng như trên của Tuấn, Thư đã khóc rất nhiều. Thư vừa giận lại vừa thương Tuấn vô cùng. Thư đã trả lời cương quyết: Anh không phải đắn đo lo ngại. Em tự nguyện yêu anh, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn vất vả thiệt thòi, hy sinh những niềm vui sở thích đời thường để gắn bó với anh trọn đời. Em sẽ là cánh tay, đôi chân của anh, nguyện bù đắp cho anh tất cả. Đến nước này, Tuấn không thể phụ tấm lòng và tình yêu của Thư. Và khi Tuấn nhận lời yêu, Thư bật khóc vì sung sướng hạnh phúc. Tuấn đã thưa chuyện của mình với bố mẹ, để xin ý kiến và cùng mừng cho Tuấn sẽ có hạnh phúc như người lành lặn.

8313_tinhyeu_2

Những lá thư tình yêu được Thư cất vào trong tủ cẩn thận

Bố mẹ Tuấn và mọi người trong gia đình rất vui rồi đoán già đoán non về mối tình Tuấn Thư. Nay nghe Tuấn thưa chuyện thì họ mừng lắm mà cũng lo lắm. Ông bà Tấn bảo: “ Con hãy viết thư nói với Thư là bố mẹ rất vui và trân trọng tấm lòng của Thư dành cho con. Nhưng cuộc sống gia đình đối với hai vợ chồng khỏe mạnh đã không đơn giản thì với cặp vợ chồng mà một người tật nguyền lại càng không đơn giản chút nào. Thư cứ suy nghĩ cho kỹ, cho chín đi đã để về sau không ân hận’’.

Trong khi đó ở Nam Định, Thư cũng thưa chuyện với bố mẹ anh chị em của mình: “Như bố mẹ đã biết, con và anh Tuấn đã giao lưu tình cảm suốt mấy năm qua, hai chúng con thấy ý hợp tâm đồng và con đã yêu anh ấy cho dù Tuấn hơn con 13 tuổi lại bị liệt 2 chân. Con đã gặp gỡ bố mẹ và các em của anh ấy. Con thấy kinh tế gia đình cũng bình thường thôi nhưng mọi người đều chất phác thật thà, sống có tình có nghĩa, con muốn xây dựng gia đình với anh để được gắn bó trọn đời cùng anh Tuấn.’’

Lần nào gửi thư về cho Thư, Tuấn đều có lời hỏi thăm và kính chúc sức khỏe bố mẹ, anh chị em của Thư, Tết Nguyên đán nào Tuấn cũng gửi thiếp chúc mừng năm mới tới toàn thể gia đình. Biết Tuấn là người tật nguyền (Thư đã cho bố mẹ xem ảnh của Tuấn) bố mẹ Thư thầm cảm phục. Nhưng họ không thể ngờ con gái mình lại yêu thương Tuấn, muốn xây dựng gia đình với Tuấn. Mẹ của Thư giãy nảy lên mà rằng: “Con có tỉnh táo không? Đường quang không đi, lại đâm quàng vào bụi rậm. Những người có học thức, có nghề nghiệp đàng hoàng, đẹp trai khỏe mạnh, gia đình khá giả, sao con không ưng mà lại muốn lấy một người tật nguyền nằm một chỗ, không làm gì được thì sống làm sao hả con?’’

Thư nói: “Mẹ dạy rất phải, nhưng ý con đã quyết, có lẽ đây cũng là cái duyên cái số của con, sướng khổ sau này con xin chịu. Bố mẹ thương con thì bằng lòng cho con lấy anh Tuấn’’. Sau nhiều ngày khuyên giải, ông bố Thư nói với vợ: “Bà xót con cũng phải, nhưng nghĩ đi thì phải nghĩ lại. Con nó có tấm lòng nhân ái cao cả. Tuy Tuấn là người tật nguyền nhưng lại là người nó yêu thương thật sự thì mình cũng không nên ngăn cấm. Ngay trong họ tộc nhà ta chả có đứa cháu trai bị câm mà cũng có cô gái tự nguyện yêu thương rồi đã thành cháu dâu họ nhà ta đó sao! Chả nhẽ bố mẹ của cháu dâu mình lại không xót con của họ? Quay sang Thư, ông bảo: “Thôi thì tùy con, bố mẹ tôn trọng sự lựa chọn và quyết định của con!’’

(Còn nữa)

Lê Va (Vietimes)
read more “Bí mật nào khiến Người như vậy: Tình Yêu! (Phần III)”