Việc thi cử của các triều vua dưới dạng các con số

Dưới đây là phần trích trong nghiên cứu "Việc thi cử của các triều vua dưới dạng các con số" của Vietsciences-Nguyễn Văn Lục có nói về làng Hành Thiện trong phần miền Bắc

Tỉ Lệ Thi Đỗ Tại Bắc Kỳ.

Ngoài Bắc, thì số người đỗ đạt tập trung nhiều nhất ở 14 biên trấn quanh Hànội mà cái trục chính là Sơn Tây, Hải Dương và đặc biệt là Nam Định. — tỉnh Nam định thì đặc biệt là vùng Hành Thiện đã phá kỷ lục về số người đỗ với 73 người từ năm Gia Long 1813 cho đến lúc chấm dứt thi cử 1918. Nghiã là tròn 100 năm.

Xã Hành Thiện, tỉnh Nam Định.

Trong bài này, chúng tôi thấy phải dành riêng một phần để nói về xã Hành Thiện. Xã Hành Thiện thuộc huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Xã có 18 (Giông). Giông là tiếng địa phương để chỉ những con đường, hai bên có nhà cửa. Đó cũng là lối tổ chức nhà cửa xây cất có thứ tự của làng Hành Thiện. Trong QTHKL tôi thấy mãi đến năm Gia Long 1813 (Gia Long lên ngôi 1802), mới có Nguyễn trọng Trù là người đầu tiên thi đậu. Sau đến năm 1821 có 2 người em của Nguyễn Trọng Trù đậu cùng khoa. Và cũng kể từ đó liên tiếp các khoa thi đều có người của làng Hành Thiện thi đậu.

read more “Việc thi cử của các triều vua dưới dạng các con số”

Bước đầu kiểm kê lại những tác phẩm của Đặng Xuân Bảng trong kho sách Hán Nôm

BƯỚC ĐẦU KIỂM KÊ LẠI NHỮNG TÁC PHẨM

CỦA ĐẶNG XUÂN BẢNG

TRONG KHO SÁCH HÁN NÔM

HOÀNG VĂN LÂU

Đặng Xuân Bảng là một nhà hoạt động xã hội, nhà giáo dục học... Nhưng ông rất có ý thức hoạt động sáng tác ở mọi hòan cảnh. Khi lên nhận chức Bố chính ở Tuyên Quang, bọn tàn quân Ngô Côn(2) đánh phá khắp nơi thổ phỉ nổi lên như ong “Quê khách gặp người toàn chuyện giặc, khắp nơi làng bản chỉ quân binh”(3). Thế mà ông vẫn làm thơ. Số thơ này, sau tập hợp thành tác phẩm Như Tuyên thi tập.

Lại, thời gian bị đầy ở Đồn Vàng, Hưng Hóa, rừng thiêng, nước độc, ông bị ngã nước, bị lên nhọt, nhưng vẫn tận dụng thời gian biên soạn bộ Nam phương danh vật bị khảo. Ông nói: “Tôi đi làm quan các nơi, mỗi khi gặp sự vật gì, thì đều cho kiểm tra lại, rồi thuận tay cầm bút ghi chép. Thường tiếc là các sách của bậc tiền bối còn nhiều thiếu sót và sơ lược. Năm Kỷ Mão (1879) bị đầy ở Đà Giang, tôi nhân dịp ấy đem các sách của cổ nhân và chư vị tiền bối nước ta, sách Nhất thống chí của bản triều và những gì bản thân ghi chép được hàng ngày ra khảo đính lại, chỗ còn thiếu thì bổ sung, chỗ sai lầm thì đính chính, chỗ chưa biết thì để trống, chia thành môn loại, chú âm Việt, ghi rõ hình trạng để làm tài liệu tham khảo” (Nam phương danh vật bị khảo tự).

read more “Bước đầu kiểm kê lại những tác phẩm của Đặng Xuân Bảng trong kho sách Hán Nôm”